Thứ năm, 28/11/2024 14:44 (GMT+7)
Thứ hai, 17/05/2021 16:04 (GMT+7)

'Báu vật' trăm năm của làng biển Tam Giang

Theo dõi KTMT trên

Trải qua trăm năm, rừng ngập mặn nguyên sinh rộng hàng chục ha với nhiều cây cổ thụ ở làng biển Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam vẫn được người dân giữ gìn, bảo vệ như “báu vật”.

'Báu vật' trăm năm của làng biển Tam Giang - Ảnh 1

Từ trung tâm huyện Núi Thành, theo quốc lộ 1 hướng xuống biển khoảng 10 km sẽ gặp khu rừng ngập mặn nguyên sinh xã Tam Giang với diện tích hơn 30 ha với nhiều cây mắm, đước, bần, cốc thuộc vào hàng cổ thụ nằm chen chúc, rậm rạp.

'Báu vật' trăm năm của làng biển Tam Giang - Ảnh 2

Người dân địa phương cho biết, rừng ngập mặn Tam Giang có từ hàng trăm năm trước, nhiều vị cao niên của làng lớn lên đã thấy rừng rồi. Có những cây mắm, cây bần có tuổi đời hơn 300 năm có đường kính từ 30-50 cm. Nhờ có rừng ngập mặn mà làng xóm được bình an qua những trận bão lũ dữ dằn xảy ra trong những năm qua.

'Báu vật' trăm năm của làng biển Tam Giang - Ảnh 3

Những năm 1995, phong trào nuôi tôm thẻ nở rộ, nhiều hộ dân bắt đầu "xẻ thịt" rừng để đắp bờ làm ao nuôi tôm. Năm 2009, cơn bão số 9 đổ bộ vào Quảng Nam và xã Tam Giang bị thiệt hại nặng nề. Lúc này người dân địa phương mới nhìn thấy sai lầm trong việc phá rừng nuôi tôm. Họ bảo nhau phải khôi phục lại cánh rừng bị mất.

'Báu vật' trăm năm của làng biển Tam Giang - Ảnh 4

Ông Phạm Văn Châu, Chủ tịch xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam cho biết: Rừng ngập mặn như một bức bình phong "án ngữ" che chắn cho người dân thôn Đồng Xuân. Đợt bão số 9 năm 2019, ai cũng nghĩ Đồng Xuân sẽ bị “sập làng” vì sóng xô gió giật quá mạnh. Thế mà làng vẫn bình yên.

“Nếu không có rừng ngập mặn Tam Giang, đoạn đê 4617 dài 150 m đã bị sóng đánh tan hoang. Gió mạnh, sóng lớn xô dạt dữ dằn mà vẫn không hề hấn gì. Những đoạn không có rừng ngập mặn thì sức công phá rất lớn”, ông Châu cho hay.

'Báu vật' trăm năm của làng biển Tam Giang - Ảnh 5

“Vì hiểu được lợi ích của rừng ngập mặn giúp bảo vệ làng mạc, chống biến đổi khí hậu… người dân này không phá để nuổi tôm mà gìn giữ, bảo vệ, xem như “báu vật” của làng, không những hiện nay mà còn cho thế hệ mai sau. Nếu phát hiện trường hợp chặt phá, đốn hạ rừng trái phép phải cấp báo đến chính quyền”, ông Nguyễn Ngọc Chính, thôn Đồng Xuân cho hay.

'Báu vật' trăm năm của làng biển Tam Giang - Ảnh 6

Hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn không ai khác chính là do người dân, nhất là những nơi mới trồng. Hằng ngày bà con thay nhau tuần tra, bảo vệ rừng ngập mặn, phát hiện những vi phạm báo cho cho cơ quan chức năng. Bên cạnh đó người dân tự giác trồng cây ngập mặn ở những diện tích còn trống.

'Báu vật' trăm năm của làng biển Tam Giang - Ảnh 7

Ngoài việc che chở xóm làng trước sóng to bão lớn, giữ đất làng khỏi bị cuốn ra sông, rừng ngập mặn còn là chiếc nôi sinh dưỡng cho cá tôm.

'Báu vật' trăm năm của làng biển Tam Giang - Ảnh 8

Tuy nhiên, do nằm ở phía hạ lưu sông nên vùng rừng ngập mặn Tam Giang thường xuyên hứng chịu lượng lớn rác thải nhựa.

'Báu vật' trăm năm của làng biển Tam Giang - Ảnh 9

"Để bảo vệ rừng ngập mặn, xã cấm hoạt động lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất rừng ngập mặn trái phép; chặt phá, đào bới đất rừng ngập mặn để khai thác thủy sản hay làm ao nuôi trái phép. Mà thực sự ý thức của người dân địa phương rất tốt, họ quyết không phá rừng. Các kế hoạch, dự án trồng rừng, bồi lấn cũng được thực hiện đều đặn để tăng độ che phủ, độ bền chắc cho rừng", ông Phạm Văn Châu cho hay.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết 'Báu vật' trăm năm của làng biển Tam Giang. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Việt Nam thúc đẩy tài chính xanh, chuyển đổi xanh
Ngày 27/11, tại Hà Nội diễn ra Tọa đàm: "Thúc đẩy tài chính xanh - Hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam" với sự tham gia của đại diện Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội ngân hàng, công ty tài chính.