Thứ tư, 02/04/2025 22:13 (GMT+7)
Thứ hai, 07/02/2022 19:00 (GMT+7)

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục gia tăng

Theo dõi KTMT trên

Theo Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, dự báo xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới còn tiếp tục gia tăng.

Ở vùng các cửa sông Cửu Long, trong tháng 2, 3/2022, ranh mặn 4g/l có khả năng xâm nhập sâu từ 50-65km, so với năm 2020 thấp hơn từ 15-25km; so với năm 2016 thấp hơn từ 5-10km. Một số thời điểm sẽ ảnh hưởng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi. Từ tháng 4/2022, xâm nhập mặn có xu thế giảm dần.

Ở sông Vàm Cỏ, xâm nhập mặn bắt đầu ảnh hưởng đến khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi từ tháng 2/2022. Ranh mặn 4 g/lít lớn nhất có khả năng xuất hiện tháng 3,4/2022, trên sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây ở mức từ 85-95km, so với năm 2020 thấp hơn từ 25-30km, so với năm 2016 thấp hơn từ 20-25km.

Trên sông Cái Lớn, hiện cống Cái Lớn-Cái Bé đưa vào vận hành nên xâm nhập mặn được kiểm soát.

Theo Tổng cục Thủy lợi, dòng chảy trên thượng nguồn sông Mekong tại trạm Kratie (Campuchia) và dòng chảy đầu nguồn sông Cửu Long tại Tân Châu và Châu Đốc trong tháng 1 đều có xu thế giảm.

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục gia tăng - Ảnh 1
Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục gia tăng. (Ảnh minh họa)

Từ đầu mùa khô đến 30/1, xâm nhập mặn cao nhất với ranh 4g/l từ 25-40 km ở vùng cửa sông Cửu Long, tương đương so với cùng kỳ trung bình nhiều năm; so với năm 2021, thấp hơn từ 1-3 km; thấp 5-20 km so với cùng kỳ tháng 1/2016 và thấp hơn từ 5-28 km so với cùng kỳ tháng 1/2020 (2 năm hạn mặn lịch sử).

Tại khu vực Đông Nam Bộ, hiện tại, khu vực đang trong đoạn mùa khô 2021-2022, dự báo dung tích trữ trung bình các hồ chứa đến cuối tháng 2/2022 đạt khoảng 75% dung tích thiết kế.

Với lượng nước trữ của các hồ chứa đó và lượng mưa dự báo trong mùa khô tới đây thì nguồn nước cơ bản đảm bảo cấp nước cho sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2021-2022, riêng hồ Suối Vọng (tỉnh Đồng Nai) có nguy cơ thiếu nước.

Tổng cục Thủy lợi khuyến nghị các địa phương cần sử dụng nước tiết kiệm và phân phối hợp lý để bảo đảm đủ cung cấp cho cả vụ Hè Thu 2022, đặc biệt là các công trình thủy lợi nhỏ, vùng ngoài công trình thủy lợi phụ trách tưới.

Các địa phương rà soát, khoanh vùng cây ăn trái có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn; tính toán, cân đối nguồn nước, tăng cường xây dựng các ao trữ nước phân tán, bảo đảm có đủ nguồn nước cung cấp cho nhu cầu tối thiểu, duy trì sức sống cho cây trồng.

Đồng thời tiếp tục chú trọng bố trí cơ cấu mùa vụ phù hợp, đẩy nhanh tiến độ xuống giống sớm vụ Đông Xuân 2021-2022 ở các vùng ven biển nhằm hạn chế ảnh hưởng của xâm nhập mặn; ưu tiên sử dụng các giống lúa thơm, đặc sản, chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn, nhóm giống chịu mặn, phèn để thuận tiện cho việc cung cấp nước tưới, bảo đảm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;

Các đơn vị tăng cường thực hiện việc nạo vét kênh, rạch, đào ao, giếng, đắp đập tạm để trữ nước ngọt và ngăn mặn...; tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, nhất là các công trình giữ ngọt, kiểm soát mặn, hệ thống kênh mương, đường ống dẫn nước ở các vùng có nguy cơ cao xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Địa phương tổ chức quan trắc, giám sát tình hình xâm nhập mặn tại các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng để kịp thời hướng dẫn người dân lấy nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

Cùng với đó là tiếp tục tăng cường kết nối, mở rộng mạng lưới cấp nước từ đô thị sang khu vực nông thôn, bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân; sử dụng trang thiết bị phục vụ cấp và trữ nước hộ gia đình ở những khu vực bị hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, như bể, bồn, lu, túi đựng nước và các hình thức khác.

Bộ NN&PTNT cũng đề nghị các địa phương chủ động bố trí ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác để triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục gia tăng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới

Thay đổi công suất sản xuất và bổ sung sản phẩm: Dự án có phải xin cấp lại giấy phép môi trường?
Tình huống pháp lý của một công ty hoạt động sản xuất vật tư y tế đã được cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, nay có kế hoạch nhằm bổ sung thêm một mã sản phẩm mới, tăng công suất sản xuất lên 21% so với trước đây.
Vingroup tổ chức "Ngày hội Xanh 2025" tại Ocean City
Vingroup sẽ tổ chức Ngày hội Xanh thường niên 2025 tại Ocean City vào ngày 13/4/2025 với chủ đề “Kỷ nguyên Xanh - Kỷ nguyên vươn mình”, nhằm hưởng ứng Ngày Trái Đất và hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam...