Thứ năm, 03/04/2025 19:44 (GMT+7)
Thứ ba, 01/06/2021 07:00 (GMT+7)

Xâm nhập mặn tại Nam Bộ tiếp tục giảm dần trong 10 ngày đầu tháng 6

Theo dõi KTMT trên

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, xâm nhập mặn ở các sông trong khu vực tiếp tục giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức thấp hơn so với độ mặn cao nhất tuần từ 21-31/5.

Cụ thể, trong tuần tới, mực nước ở thượng nguồn sông Mê Kông tiếp tục biến đổi  chậm. Mực nước tại trạm Kratie (Campuchia) ở mức cao hơn cùng kỳ năm 2020 từ 0,8-0,1 m.

Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu dao động theo triều. Mực nước cao  nhất tuần tại Tân Châu là 1,35 m, tại Châu Đốc 1,45 m, cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) cùng kỳ  khoảng 0,15 m.

Xâm nhập mặn tại Nam Bộ tiếp tục giảm dần trong 10 ngày đầu tháng 6 - Ảnh 1

Dự báo, trong một hai ngày đầu tháng 6, khu vực Nam Bộ chủ yếu có mưa rào và dông tập trung về chiều, tối. Ngày phổ biến ít mưa, trời nắng, nhiệt độ dao động chủ yếu từ 31-34 độ C, có nơi có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ khoảng 35 độ C. Khoảng từ ngày 3-4/6, khả năng mưa xuất hiện sớm hơn trong ngày và tăng lên diện rải rác. Trong cơn dông đề phòng lốc xoáy và gió giật mạnh trong cơn dông.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia nhận định, xu thế xâm nhập mặn từ ngày 1-10/6 trên các sông trong khu vực Nam Bộ tiếp tục giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm trong thời kỳ này ở mức thấp hơn so với độ mặn cao nhất tuần từ 21-31/5.

Đáng chú ý, đây sẽ là cảnh báo xâm nhập mặn khu vực Nam Bộ cuối cùng của mùa khô 2020-2021.

Theo PGS.TS Lê Anh Tuấn, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Biến đổi khí hậu (Trường Đại học Cần Thơ), tác động của sự khô hạn và mặn xâm nhập gây thiệt hại đáng kể cho ĐBSCL. Trong năm 2020, hơn 160.000 ha đất bị bỏ hoang, gần 100.000 gia đình thiếu nước ngọt, thiệt hại về kinh tế lên tới hơn 5.500 tỉ đồng. Ngoài ra có khoảng 1.100 điểm sạt lở ở vùng ven sông, ven biển, nhiều diện tích cây ăn trái, diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại”, ông Lê Anh Tuấn nhận định.

Hạn hán, xâm nhập mặn là hệ quả của biến đổi khí hậu?

Theo Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ TN&MT) Châu Trần Vĩnh cho biết, biến đổi khí hậu đang diễn ra sớm và mạnh hơn so với chúng ta đã từng dự báo. Tác động rõ nét nhất của biến đổi khí hậu là làm thay đổi lớn chế độ dòng chảy trên hầu hết các sông, suối, làm suy giảm dòng chảy nghiêm trọng và gia tăng tình trạng lũ lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở bờ sông, suối ở nhiều địa phương trên cả nước.

Hệ quả của nó là kéo theo tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, đặc biệt là thiếu nước sạch phục vụ mục đích sinh hoạt của nhân dân ở nhiều địa phương.

Thùy Linh

Bạn đang đọc bài viết Xâm nhập mặn tại Nam Bộ tiếp tục giảm dần trong 10 ngày đầu tháng 6. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới

Hải Phòng thu ngân sách cao kỷ lục
Ba tháng đầu năm, TP. Hải Phòng thu ngân sách đạt hơn 47.800 tỷ đồng, hơn 40% dự toán thu ngân sách cả năm nay. Đây là thông tin được công bố tại phiên họp thường kỳ trực tuyến tháng 3 của UBND Thành phố Hải Phòng diễn ra sáng nay (3/4).
Kinh tế Hải Dương tăng trưởng tích cực trong quý 1
UBND tỉnh Hải Dương vừa tổ chức hội nghị (mở rộng) để xem xét tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I/2025, theo đó, trong 3 tháng đầu năm, một số ngành, lĩnh vực của Hải Dương đạt mức tăng trưởng rất tích cực.