Vaccine Covid-19: Tiêm mũi thứ 3 có thực sự hiệu quả?
Theo kết quả nghiên cứu của CDC, AFP mới đưa tin hiệu quả của vaccine tăng lên 90% sau 14 ngày kể từ khi tiêm mũi thứ 3. Trước đó, hiệu quả của vaccine mũi thứ 2 chống lại sự lây nhiễm đã giảm xuống 68% vào thời điểm Omicron xuất hiện.
Khi Omicron trở thành biến chủng thống trị, hiệu quả của vaccine Covid-19 trong việc giảm nguy cơ nhập viện là 81%, trong khoảng thời gian từ 14-179 ngày sau mũi tiêm thứ hai, sau đó giảm xuống 57%.
Hiệu quả của vaccine tăng lên 90% sau 14 ngày kể từ khi tiêm mũi thứ ba, theo kết quả nghiên cứu của CDC, AFP đưa tin hôm 21/1.
Trước đó, trong thời kỳ biến chủng Delta chiếm ưu thế, hiệu quả của vaccine trong việc giảm nguy cơ nhập viện là 90%, trong vòng 14-179 ngày sau liều vaccine thứ hai, và giảm xuống 81% sau 180 ngày. Hiệu quả của vaccine sẽ tăng lên 94% sau 14 ngày kể từ mũi tiêm thứ ba.
Nghiên cứu đã đánh giá dữ liệu từ hơn 300.000 bệnh nhân tại các khoa cấp cứu, phòng khám chăm sóc khẩn cấp và bệnh viện tại 10 tiểu bang ở Mỹ từ ngày 26/8/2021 đến ngày 5/1.
Một báo cáo khác của CDC, dựa trên dữ liệu từ 25 khu vực và tiểu bang của Mỹ, cho thấy hiệu quả của vaccine chống lại sự lây nhiễm giảm từ 93% khi biến chủng Delta chưa xuất hiện xuống còn khoảng 80% khi Delta chiếm ưu thế.
Tuy nhiên, khả năng ngăn chặn nguy cơ tử vong vẫn ổn định và ở mức cao 94%.
Hiệu quả của vaccine chống lại sự lây nhiễm đã giảm xuống 68% vào thời điểm Omicron xuất hiện. Các tác giả hiện chưa thể đưa ra ước tính chính xác về khả năng ngăn chặn nguy cơ tử vong của vaccine đối với biến chủng Omicron.
Tuy nhiên, giới khoa học kỳ vọng rằng con số này vẫn sẽ rất cao.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mặc dù tỷ lệ tử vong ở những người được tiêm chủng đầy đủ tăng mạnh trong thời kỳ của biến chủng Delta, những người không tiêm chủng vẫn có nguy cơ tử vong cao gấp 16 lần.
Khả năng bảo vệ thậm chí còn tốt hơn đối với những người được tiêm mũi tăng cường.
Trong khoảng thời gian từ tháng 10-11/2021, những người không tiêm chủng có nguy cơ tử vong vì Covid-19 cao gấp khoảng 50 lần so với những người đã được tiêm mũi tăng cường.
Khi vaccine lần đầu tiên được tung ra, một số bệnh nhân Covid-19 kéo dài nói rằng các triệu chứng như sương mù não, đau khớp, khó thở và mệt mỏi của họ đã được cải thiện sau khi tiêm phòng.
Tuy nhiên, nhiều người không thấy sự khác biệt nào về các triệu chứng của họ sau khi tiêm chủng, và một tỷ lệ nhỏ cho biết họ cảm thấy tồi tệ hơn.
Một nghiên cứu của Văn phòng Thống kê Quốc gia ở Anh cho thấy một liều vaccine có thể làm giảm 13% tỷ lệ mắc Covid-19 kéo dài, và liều thứ 2 làm giảm tỷ lệ này thêm 9%. Nghiên cứu được khảo sát người trong độ tuổi 18-69 báo cáo các triệu chứng trong khoảng từ tháng 2 đến tháng 9/2021.
Các chuyên gia cho biết nguyên nhân gây ra Covid-19 kéo dài vẫn chưa rõ ràng. Một số giả thuyết hàng đầu cho rằng tình trạng này có thể liên quan đến tàn tích của virus hoặc vật chất di truyền còn sót lại của chúng, hay do các vấn đề về viêm nhiễm, lưu thông máu từ phản ứng miễn dịch quá mức.
Akiko Iwasaki, một nhà miễn dịch học tại Yale, nói rằng vaccine có thể giúp giảm các triệu chứng đau do dấu tích của virus gây ra, nếu kháng thể do vaccine tạo ra loại bỏ được những tàn dư đó. Tuy nhiên, ở những người có triệu chứng do phản ứng miễn dịch, vaccine có thể chỉ giúp ích tạm thời và các vấn đề như mệt mỏi có thể tái phát.
Nguyễn Linh (T/h)