Thứ sáu, 29/03/2024 15:28 (GMT+7)
Thứ ba, 11/01/2022 10:00 (GMT+7)

Trung Quốc: Liên tục có những khám phá mới trên Mặt trăng

Theo dõi KTMT trên

Sau những giải mã cề Mặt trăng, mới đây SCMP đưa tin tàu thám hiểm Mặt trăng Thường Nga 5 (Chang’e 5) của Trung Quốc đã gửi về bằng chứng hiện trường đầu tiên về nước trên bề mặt Mặt trăng.

Mặt trăng từ lâu được cho là hoàn toàn khô, nhưng các nhà khoa học đã xác nhận sự hiện diện của nước trên bề mặt của nó chỉ hơn một thập kỷ trước.

Cho đến nay, phát hiện của các nhà khoa học dựa trên các quan sát quỹ đạo, nhưng nghiên cứu mới nhất, được công bố trên Science Advances hôm 7.1, cho biết tàu thám hiểm Trung Quốc đã phát hiện dấu hiệu của phân tử nước (H2O) hoặc chất hóa học họ hàng gần hydroxyl (OH).

Lin Honglei, tác giả chính của nghiên cứu từ Viện Địa chất và Địa vật lý thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc, nói với China Science Daily: "Nó giống như một chuyến đi thực địa trên Mặt trăng, cơ hội đầu tiên để phát hiện các dấu hiệu của nước ở cự ly gần và độ phân giải cao trên bề mặt Mặt trăng".

Tàu Thường Nga 5 đã gửi lại các mẫu đá Mặt trăng vào năm 2020 và kể từ đó tàu đổ bộ đã tiến hành các quan sát sâu hơn, bao gồm phân tích các đặc điểm của nước trên Mặt trăng.

Phần lớn nước trong đất Mặt trăng được cho là kết quả của “gió mặt trời” đưa các nguyên tử hydro lên bề mặt của Mặt trăng, nơi chúng phản ứng với ôxy trong các khoáng chất trên bề mặt để tạo thành nước và hydroxyl.

Tàu Thường Nga 5 đã sử dụng quang phổ kế khoáng vật học để phân tích thành phần hóa học của đá và đất tại khu vực đổ bộ, và phát hiện nồng độ nước dưới 120 phần triệu (ppm), hoặc gần tương đương với 120g nước trong một tấn, trong đất Mặt trăng.

Trung Quốc: Liên tục có những khám phá mới trên Mặt trăng - Ảnh 1
Tàu vũ trụ Thường Nga 5 của Trung Quốc phát hiện nước trên Mặt trăng. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Ngược lại, nồng độ nước trong đá là khoảng 180 ppm, một sự khác biệt mà các nhà nghiên cứu cho biết có thể là do đá có nguồn gốc từ bên dưới bề mặt, nơi có thể có thêm nguồn nước.

Nghiên cứu được xây dựng dựa trên nhiều năm nghiên cứu trước đó về sự hiện diện của nước trên Mặt trăng. Khi các phi hành gia Apollo lần đầu tiên trở về từ Mặt trăng vào năm 1969, hành tinh này được cho là hoàn toàn khô.

Mãi đến năm 2007, các phân tử nước lần đầu tiên mới được phát hiện trong đá Mặt Trăng. Vào năm 2018, NASA xác nhận sự hiện diện của băng nước trong các miệng núi lửa bị che khuất vĩnh viễn xung quanh các cực của Mặt trăng và hai năm sau đó thông báo rằng H20 phân bố rộng rãi trên bề mặt Mặt trăng.

Trung Quốc đang lên kế hoạch cho hai sứ mệnh tiếp theo lên mặt trăng - Thường Nga 6 và 7 bắt đầu từ năm 2024 - để kiểm tra hàm lượng và sự phân bố của nước mặt trên Mặt trăng tại cùng một địa điểm - Lin Yangting, một trong những đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết.

Trong nhiều năm, chương trình mặt trăng của Trung Quốc đã có những bước tiến ổn định và đi theo lộ trình riêng. Giới chức Trung Quốc cũng nhiều lần nhấn mạnh rằng không quan tâm tới cuộc chạy đua vũ trụ.

Chương trình Thường Nga đặt tên theo nữ thần Mặt trăng của Trung Quốc. Trung Quốc muốn đặt một trạm nghiên cứu chạy bằng năng lượng hạt nhân trên Mặt trăng. Cơ sở nghiên cứu này sẽ là nơi các phi hành gia Trung Quốc có thể lưu lại.

Chương trình Mặt trăng của Trung Quốc cũng sẽ triển khai một trạm di động có thể di chuyển trên bề mặt Mặt trăng tới 1.000km, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và phi hành gia không cần trực tiếp có mặt để vận hành. 

Phân tích những mẫu vật Mặt trăng mới nhất do các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện nhận thấy nhiều hạt động núi lửa trên Mặt trăng diễn ra lâu hơn ước tính trước đây.

Dữ liệu mà các sứ mệnh Thường Nga thu thập được trước đó giúp các nhà nghiên cứu phát hiện hơn 10 hố trên Mặt trăng có thể dẫn tới các khoang ngầm được hình thành từ những vụ phun trào núi lửa. Trung Quốc sẽ triển khai robot và các sứ mệnh Mặt trăng có người lái ở những khu vực này trong tương lai. 

Tới 2050, Trung Quốc ước tính thiết lập được vị thế dẫn trước trên Mặt trăng thông qua hợp tác với một số quốc gia như Nga. Tuy nhiên, những thách thức trước mắt là hạn chế nguồn cung năng lượng và năng lực vận tải.

Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc đang triển khai lò phản ứng hạt nhân 1 megawatt cho các sứ mệnh vũ trụ. Một siêu tên lửa cũng đang được phát triển với mục tiêu chở được 150 tấn lên quỹ đạo, tương đương với năng lực của hệ thống Starship của SpaceX.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc: Liên tục có những khám phá mới trên Mặt trăng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cảnh báo sớm thiên tai
Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt mục tiêu nâng cao độ tin cậy dự báo khí tượng thủy văn hàng ngày trong điều kiện thời tiết bình thường. Đáng chú ý sẽ nâng cao độ tin cậy dự báo khí tượng thủy văn bằng ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Việt Nam quyết tâm sản xuất hydrogen xanh
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 165/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tin mới

GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.