Thứ hai, 07/04/2025 08:19 (GMT+7)
Thứ sáu, 23/04/2021 08:21 (GMT+7)

Tín hiệu tích cực trong cuộc chiến bảo vệ Trái Đất

Theo dõi KTMT trên

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đã ghi nhận những tín hiệu tích cực ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh khí hậu trực tuyến do Mỹ.

Tín hiệu tích cực trong cuộc chiến bảo vệ Trái Đất - Ảnh 1
Cuộc chiến bảo vệ Trái Đất đã ghi nhận những tín hiệu tích cực. (Ảnh: Reuters)

Nhiều nước trong đó có những nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Nhật Bản đều quyết định nâng mục tiêu cắt giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính.

Từ Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết vào năm 2030 sẽ cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của nền kinh tế đầu tàu thế giới này từ 50-52% so với mức của năm 2005, tăng gấp đôi so với cam kết mà chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama đưa ra khi ký Hiệp định Paris.

Động thái này của Tổng thống Biden được cho là nhằm thực thi cam kết mà ông đưa ra là phủ xanh toàn bộ nền kinh tế Mỹ.

Dự kiến, Tổng thống Biden sẽ chính thức công bố mục tiêu này tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu trực tuyến, quy tụ 40 nhà lãnh đạo thế giới.

Theo giới chức Mỹ, mục tiêu mà Washington đưa ra là nhằm "thách thức thế giới về việc mở rộng kỳ vọng cũng như thúc đẩycuộc chiến chống cuộc khủng hoảng khí hậu".

Sau khi ký Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vào năm 2016, chính quyền của cựu Tổng thống Obama cam kết đến năm 2025, sẽ cắt giảm 26-28% lượng khí thải của năm 2005.

Nguyễn Thị Ngọc Hà

Bạn đang đọc bài viết Tín hiệu tích cực trong cuộc chiến bảo vệ Trái Đất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới

Phiêu du “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”
Đọc “Thung Nham nơi chốn ngàn năm” của tác giả Phạm Hồng Điệp người đọc như cảm thụ được những sắc thái, nhịp đò khi rong ruổi trên dòng sông lịch sử.