Thứ hai, 25/11/2024 07:57 (GMT+7)
Thứ sáu, 22/07/2022 07:00 (GMT+7)

Tiết kiệm năng lượng phải được coi là quốc sách quan trọng trong phát triển bền vững

Theo dõi KTMT trên

Phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo cùng với những ứng dụng công nghệ, giải pháp tiết kiệm năng lượng sẽ giúp làm giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế.

USAID đồng hành cùng Việt Nam tăng cường nguồn năng lượng sạch

Trong những năm gần đây vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày càng được Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng người dân quan tâm nhiều hơn.

Bên cạnh đó, những chính sách, văn bản quy phạm pháp luật ban hành từ Chính phủ và các cơ quan thẩm quyền ngày càng hoàn thiện hướng dẫn nhà đầu tư, doanh nghiệp... thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả nhằm mục tiêu tiết kiệm chi phí sử dụng năng lượng tại cơ sở và làm giảm phát thải khí nhà kính góp phần bảo vệ môi trường.

Mới đây, hội thảo "Giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả" được tổ chức do Sở Công Thương TP.HCM phối hợp cùng Dự án Hỗ trợ kỹ thuật năng lượng phân tán đô thị Việt Nam, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).

Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế về công nghệ, thiết bị điện - VIETNAM ETE và sản phẩm tiết kiệm năng lượng, năng lượng xanh - ENERTEC EXPO 2022 đang diễn ra tại TP.HCM.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Ngọc, Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, TP.HCM là trung tâm kinh tế tài chính của cả nước, cũng là nơi tập trung nhiều công trình xây dựng, cao ốc ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng năng lượng của Việt Nam đã tăng trưởng rất cao trong thời gian qua.

Chính vì vậy, những chia sẻ của các đơn vị thực hiện dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cùng thông tin hữu ích, thiết thực... sẽ góp phần nâng cao hơn nữa về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời, các bên tham gia hội thảo cũng thảo luận, hiến kế về giải pháp thúc đẩy hiệu quả năng lượng và năng lượng sạch cho TP.HCM.

Tiết kiệm năng lượng phải được coi là quốc sách quan trọng trong phát triển bền vững - Ảnh 1
Phát triển nguồn năng lượng sạch là vấn đề cấp thiết đi đôi với sử dụng tiết kiệm và hiệu quả ở nhiều quốc gia hiện nay, chứ không riêng Việt Nam.

Thông qua đó, ngành Công Thương TP.HCM hướng đến mục tiêu hình thành thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong mọi hoạt động của xã hội; giảm cường độ năng lượng trong các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế… Đặc biệt, thúc đẩy đa dạng giải pháp tiết kiệm năng lượng trở thành hoạt động thường xuyên đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và ngành kinh tế trọng điểm tiêu thụ nhiều năng lượng; hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Tại hội thảo, ông James Gilman, Giám đốc Phòng Hàn gắn và Phát triển hòa nhập, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Việt Nam là một trong những quốc gia đang có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, nên đã và đang có nhu cầu gia tăng năng lượng cao. Tuy nhiên, chi phí năng lượng và giá nguyên vật liệu cao, sẽ làm gia tăng chi phí sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, cũng như sự phát triển của nền kinh tế.

Do đó, phát triển lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, cùng với những ứng dụng công nghệ, giải pháp tiết kiệm năng lượng sẽ giúp làm giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế. Hơn thế nữa, phát triển nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là vấn đề cấp thiết đi đôi với sử dụng tiết kiệm và hiệu quả ở nhiều quốc gia hiện nay, chứ không riêng Việt Nam.

Về phía USAID, cam kết đồng hành cùng Việt Nam trong tăng cường nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo... Đặc biệt, USAID sẽ thúc đẩy và hỗ trợ các Bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam giúp xây dựng ngành năng lượng bền vững, đảm bảo tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường...

Trụ cột quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng

An ninh năng lượng và phát triển ngành năng lượng bền vững luôn là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Để đối phó với thách thức về an ninh cung cấp điện, và an ninh năng lượng nói chung cần thiết phải xây dựng cơ chế, chính sách đồng bộ, chế tài đủ mạnh và khả thi để khuyến khích đầu tư và sử dụng các công nghệ, trang thiết bị tiết kiệm năng lượng. 

Việt Nam là một trong những quốc gia đang có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, nên đã và đang có nhu cầu gia tăng năng lượng cao. Tuy nhiên, chi phí năng lượng và giá nguyên vật liệu cao, sẽ làm gia tăng chi phí sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, cũng như sự phát triển của nền kinh tế.

Do đó, phát triển lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, cùng với những ứng dụng công nghệ, giải pháp tiết kiệm năng lượng sẽ giúp làm giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế. Hơn thế nữa, phát triển nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là vấn đề cấp thiết đi đôi với sử dụng tiết kiệm và hiệu quả ở nhiều quốc gia hiện nay, chứ không riêng Việt Nam.

Theo ông Phương Hoàng Kim – Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) - Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng: “Song song với việc khai thác các nguồn năng lượng sơ cấp để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của nền kinh tế và toàn xã hội, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn là giải pháp quan trọng đóng góp cho việc thực hiện cam kết của Việt nam tại Thỏa thuận Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu cũng như tại Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu COP26 về thực hiện lộ trình giảm phát thải khí nhà kính về 0 vào năm 2050".

Trong những năm qua, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã và đang được lãnh đạo Đảng và Nhà nước quan tâm và coi là một trong những trụ cột quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng cũng như giúp cho ngành năng lượng phát triển bền vững. Năm 2020, Nghị quyết số 55 của Bộ Chính Trị về “Chiến lược phát triển ngành năng lượng đến 2030, định hướng đến năm 2045” đã nêu rõ tiết kiệm năng lượng phải được coi là quốc sách quan trọng và là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân. Tiết kiệm năng lượng có những lợi ích rất to lớn như bảo tồn nguồn năng lượng quốc gia; Bảo vệ môi trường, giảm rác thải, hiệu ứng nhà kính; Giúp cho ngành năng lượng nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển bền vững.

Hiện nay, Bộ Công Thương đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng của Việt Nam đang có dư địa lớn trong rất nhiều ngành và lĩnh vực như với ngành công nghiệp đạt khoảng 15-30%. Điều này đặt ra rất nhiều nhiệm vụ cần phải thực hiện để đạt được mục tiêu Quốc gia trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm cường độ năng lượng, giảm khí thải, hiệu ứng nhà kính như cam kết của Chính phủ tại thỏa thuận Paris 2015 và gần đây nhất là COP26 2021.

Đáng chú ý, sự kiện Giờ Trái đất là Chương trình nổi tiếng từ năm 2007 do sáng kiến của Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF). Việt Nam tham gia lần đầu tiên vào năm 2009 và cho đến 2011 tất cả 63 tỉnh thành đã tham gia và hưởng ứng. Với thông điệp “tắt đèn trong một giờ” đã lan tỏa đến cộng đồng, người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội giúp nâng cao ý thức về tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. 

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Tiết kiệm năng lượng phải được coi là quốc sách quan trọng trong phát triển bền vững. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới