Thứ bảy, 27/07/2024 07:01 (GMT+7)
Thứ năm, 10/11/2022 11:50 (GMT+7)

Tiếp tục thể chế, cụ thể về đất đai khuyến khích phát triển hợp tác xã

Theo dõi KTMT trên

Khẳng định sự cần thiết ban hành Luật, Đại biểu Dương Tấn Quân cho rằng, tiếp tục thể chế, cụ thể hóa chủ trương của Đảng về chính sách của Nhà nước về đất đai khuyến khích phát triển hợp tác xã.

Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, sáng 10/11, Quốc hội tiến hành thảo luận về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi).

Cần hỗ trợ của nhà nước để hợp tác xã được phát triển mạnh

Phát biểu tại Hội trường, Đại biểu Hoàng Ngọc Định (Hà Giang) cho rằng, cần đảm bảo kinh tế tập thể phát triển năng động, hiệu quả. Đại biểu đồng tình cao với sự cần thiết ban hành Luật Hợp tác xã (sửa đổi) nhằm giúp kinh tế tập thể phát triển, năng động, hiệu quả. Qua tổng hợp ý kiến cử tri đại biểu đưa ra một số ý kiến để hoàn thiện Luật.

Tiếp tục thể chế, cụ thể về đất đai khuyến khích phát triển hợp tác xã - Ảnh 1

Luật Hợp tác xã năm 2012 đã tác động tích cực đến tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã. (Ảnh minh họa)

Theo Đại biểu Định, về khái niệm hợp tác xã, đại biểu cho rằng, khái niệm đưa ra tại dự thảo Luật chưa bao quát được theo quan điểm của Đảng về nội dung này, đề nghị cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện để đảm bảo thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng.

Về chính sách hỗ trợ, cần có sự đảm bảo hỗ trợ của nhà nước để liên minh hợp tác xã được phát triển mạnh; cụ thể hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW giao liên minh hợp tác xã thực hiện một số dịch vụ công để giúp kinh tế tập thể phát triển mạnh trong thời kỳ mới; đảm bảo hợp tác xã được thụ hưởng chính sách, nhiều cơ chế miễn giảm thuế. Có như vậy mới đáp ứng được mong mỏi của hợp tác xã, đại biểu Đinh cho hay.

Tiếp tục thể chế, cụ thể về đất đai khuyến khích phát triển hợp tác xã - Ảnh 2
Đại biểu Hoàng Ngọc Định (Hà Giang). Ảnh: QH

Mặt khác, đại biểu đề nghị tiếp tục rà soát các điều khoản để đảm bảo sự lo gic, chặt chẽ trong toàn bộ dự thảo Luật về các quy định như thành viên sáng lập, thành viên các tổ chức hợp tác có tư cách pháp nhân. Đại biểu đề nghị cần làm rõ, ngoài Liên minh Hợp tác xã còn có đại diện nào khác, cần quy định cụ thể trong dự thảo Luật.

Tiếp tục thể chế, cụ thể về đất đai khuyến khích phát triển hợp tác xã

Khẳng định sự cần thiết ban hành Luật, Đại biểu Dương Tấn Quân (Bà Rịa – Vũng Tàu) cho rằng, tiếp tục thể chế, cụ thể hóa chủ trương của Đảng về chính sách của Nhà nước về đất đai khuyến khích phát triển hợp tác xã.

Cùng với đó, Đại biểu Quân cho biết Luật Hợp tác xã năm 2012 đã tác động tích cực đến tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã. Số lượng hợp tác xã không ngừng tăng lên, doanh thu và thu nhập của thành viên người lao động trong hợp tác xã nhận được cải thiện, giúp nâng cao đời sống kinh tế của các hộ thành viên.

Tiếp tục thể chế, cụ thể về đất đai khuyến khích phát triển hợp tác xã - Ảnh 3
Đại biểu Dương Tấn Quân (Bà Rịa – Vũng Tàu). Ảnh: QH

Mặt khác, qua thực tiễn 10 năm thực hiện Luật cho thấy phát triển khu vực kinh tế tập thể chưa đa dạng về mô hình, quy mô còn nhỏ, nguồn lực hạn chế và công tác quản lý, hỗ trợ của Nhà nước đối với kinh tế tập thể còn nhiều bất cập. Do đó, việc Quốc hội xem xét, sửa đổi Luật Hợp tác xã là cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Đại biểu Dương Tấn Quân nhấn mạnh vai trò quan trọng của chính sách đất đai đối với hợp tác xã khi góp ý về chính sách của Nhà nước về hỗ trợ phát triển mô hình kinh tế hợp tác xã.

Tiếp tục rà soát, luật hóa cụ thể chính sách đất đai, như là xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế tập thể tích tụ đất đai cho sản xuất, kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp để hình thành chuỗi sản xuất, cung cấp dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông lâm ngư nghiệp quy mô lớn, bố trí quỹ đất cho các tổ chức kinh tế tập thể, ưu đãi hợp lý về giá và thời gian cho thuê đất đối với hợp tác xã chuyển đổi và thành lập mới chưa được hỗ trợ thuê đất để đảm bảo sử dụng đất đai có hiệu quả vào nội dung của Luật, Đại biểu Quân đề nghị.

Đồng thời, đại biểu Quân cũng đề nghị nghiên cứu bổ sung chính sách ưu tiên nguồn lực hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức là người đồng bào dân tộc thiểu số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để phát triển mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã nhằm để khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giúp đồng bào dân tộc thiểu số sớm vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng và giảm nghèo bền vững. Lồng ghép vào các đề án, chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Chỉ rõ, dự thảo Luật chưa quy định rõ vốn và tài sản không không chia là thuộc sở hữu tập thể của hợp tác xã, hợp tác xã có quyền sử dụng, định đoạt trong các giao dịch kinh tế mà chủ thể này xác lập theo quy định của Điều lệ và pháp luật về hợp tác xã. Vì vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc quy định vấn đề này vào Luật; đồng thời đề nghị quy định rõ về tổ chức có quyền thẩm định giá; quy định rõ việc chuyển nhượng vốn góp giữa thành viên chính thức và thành viên liên kết không góp vốn để trở thành viên chính thức; cân nhắc và bổ sung quy định hình thức huy động vốn tín dụng nội bộ trong dự thảo Luật.

Bên cạnh đó, đại biểu Dương Tấn Quân cũng đề nghị là cần phải bổ sung trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp về việc quản lý và phải có định hướng phát triển cho các tổ chức kinh tế hợp tác tại địa phương. Đồng thời quy định tách bạch rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở cấp Trung ương và cấp địa phương.

Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM), Điều 16 của Luật Hợp tác xã có nguyên tắc tôn trọng quy luật thị trường, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Như vậy, tổ chức kinh tế hợp tác khác với tổ chức này cách đây 40-50 năm. Trong thời bao cấp, hợp tác xã chủ yếu là hợp tác xã nông nghiệp. Như vậy, với luật này thì có tổ chức kinh tế hợp tác xã. Với quy mô nền kinh tế hiện nay thì có thể có hàng triệu thành viên và có sức mạnh kinh tế rất lớn, rất khác với thời gian trước.

Hiện nay, chúng ta đã có 4 loại hình tổ chức kinh tế hợp tác, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên minh hợp tác xã, liên đoàn xã. Liên minh, liên đoàn là những tổ chức cao hơn và phức tạp hơn của các hợp tác xã. Chính vì vậy, tên gọi tổ chức kinh tế hợp pháp là phải chính xác và điều đó cũng là một nguyên tắc lập pháp, tức là có bao nhiêu đối tượng điều chỉnh thì tên gọi nó phải đủ để bao trùm.

Huyền Diệu

Bạn đang đọc bài viết Tiếp tục thể chế, cụ thể về đất đai khuyến khích phát triển hợp tác xã. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

LỜI ĐIẾU đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc tại Lễ Truy điệu ngày 26/7/2024.

Tin mới

LỜI ĐIẾU đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc tại Lễ Truy điệu ngày 26/7/2024.
Thực hành ESG: Không dễ để triển khai!
Dù các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của bộ tiêu chuẩn đo lường các yếu tố liên quan đến định hướng chiến lược và hoạt động phát triển bền vững (ESG) nhưng thực tiễn thực hành lại đang gặp nhiều khó khăn.