Thứ sáu, 06/12/2024 05:31 (GMT+7)
Thứ năm, 04/11/2021 08:00 (GMT+7)

Những 'cơn thịnh nộ' của Mẹ Thiên nhiên

Theo dõi KTMT trên

Mỗi thiên tai tàn khốc như để con người nhận thức rõ được sự ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và sự ấm lên toàn cầu.

Sóng thần Ấn Độ Dương (2004)

Thảm họa bắt nguồn từ một vụ động đất lớn có cường độ 9,1 độ richter ở vùng trung tâm ngoài khơi bờ biển hòn đảo của Indonesia.

Trận động đất được ghi nhận là lớn thứ 3 trong lịch sử, và là trận động đất kéo dài nhất.

Những 'cơn thịnh nộ' của Mẹ Thiên nhiên - Ảnh 1

Mặt đất rung chuyển trong hơn 8 phút, thảm kịch Andaman-Sumatra này làm trái đất dịch chuyển tới 1 cm. Nhưng đó mới chỉ là màn dạo đầu của cuộc tấn công.

Những 'cơn thịnh nộ' của Mẹ Thiên nhiên - Ảnh 2

Cơn sóng thần xuất hiện và gây ra sự tàn phá khủng khiếp. Nó càn quét qua 14 quốc gia, giết chết gần 230 nghìn người và làm khoảng 1,7 triệu người phải dời nhà. Mực nước tăng trên các đại dương, sóng hung dữ vươn cao tới hơn 30 mét.

Bão Kenneth mạnh nhất lịch sử tấn công Mozambique (2005), hàng ngàn người sơ tán

Cơn bão có sức gió duy trì tối đa 220 km/h, tương đương với cơn bão mạnh cấp 4.

Kenneth xuất hiện vào thời điểm hơn một tháng sau khi Mozambique bị giáng một đòn mạnh từ cơn bão nguy hiểm nhất và gây thiệt hại nhất trong lịch sử - bão nhiệt đới.

Những 'cơn thịnh nộ' của Mẹ Thiên nhiên - Ảnh 3

Kenneth là cơn bão nhiệt đới mạnh nhất tấn công Mozambique trong lịch sử.Ngoài gió nguy hiểm và nước dâng do bão, Kenneth sẽ kéo theo lượng mưa lớn và lũ lụt đáng kể.

Lượng mưa duy trì của bão Idai, kết hợp với gió mạnh và bão dâng gây ra trận lũ lụt thảm khốc nhấn chìm các thị trấn và làng mạc khi cơn bão tiến vào đất liền về phía Zimbabwe và Malawi.

Những 'cơn thịnh nộ' của Mẹ Thiên nhiên - Ảnh 4

Phía Bắc Mozambique không đông dân như Beira - trung tâm dân cư bị Idai tấn công. Một số dòng sông hòa vào nhau và chảy vào Kênh Mozambique khiến khu vực này dễ bị ngập lụt hơn.

Thảm họa kép ở Nhật Bản (2011)

Trận động đất dữ dội, có cường độ 9,0 độ richter, đã xảy ra ở duyên hải đông bắc Nhật Bản, kéo theo một trận sóng thần cao 10m cuốn trôi nhiều tàu thuyền, nhà cửa, xe cộ dọc theo bờ biển.

Những 'cơn thịnh nộ' của Mẹ Thiên nhiên - Ảnh 5

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản, tổng cộng 15.840 người thiệt mạng, 5.950 người bị thương và 3.642 người mất tích.

Không dừng lại ở đó, nhà máy điện hạt nhân Fukushima I còn chịu ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử Nhật Bản và cho tới nay hậu quả của nó vẫn chưa thể giải quyết triệt để.

Chính phủ Nhật Bản uớc tính thiệt hại do đại thảm họa này gây ra có thể lên tới 309 tỉ USD.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Những 'cơn thịnh nộ' của Mẹ Thiên nhiên. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).

Tin mới