Bộ TN&MT chỉ đạo nâng cao chất lượng bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai, trọng tâm là dự báo, cảnh báo sớm, chú trọng việc dự báo thời tiết điểm, mưa lớn định lượng, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất phục vụ công tác phòng, chống thiên tai.
Cơn bão Mawar với cường độ cấp 17 đang hướng tới khu vực phía Bắc đảo Lu-dông (Philippines). Dự báo Mawar sẽ còn tiếp tục mạnh thêm và có khả năng trở thành siêu bão.
Từ năm 2022 đến nay cả nước đã xảy ra 21/22 loại hình thiên tai (trừ sóng thần) làm 182 người chết và mất tích. Đáng chú ý, thiệt hại kinh tế gần 25 tỷ đồng.
Hiện tại là thời điểm cuối mùa khô, có thể xuất hiện mưa lớn cục bộ, dông, lốc, sét, mưa đá. Do đó, Đồng Nai đang chủ động dự báo, nhận diện các nguy cơ xảy ra thiên tai, xây dựng kế hoạch phòng thiên tai để hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra.
Bà Rịa – Vũng Tàu dù được đánh giá ít thiên tai, bão lũ nhưng ngành Du lịch tỉnh luôn chủ động các phương án phòng ngừa để hạn chế tổn thất về kinh tế cũng như sự an toàn của khách du lịch.
Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia nhằm mục đích xác định cụ thể các nội dung, công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ thực hiện Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia của Bộ TN&MT.
Đây là quy hoạch ngành quốc gia lần đầu tiên, nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại lớn trong công tác phòng, chống thiên tai và thuỷ lợi ở phạm vi quốc gia, mang tính liên vùng, liên tỉnh.
Khu vực miền Trung hiện là nơi phải chịu nhiều đe dọa từ các loại hình thiên tai nặng nề bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu.
Theo Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, việc ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ quan trọng.
Năm 2022, Việt Nam đã phải gánh chịu hàng ngàn trận thiên tai, ảnh hưởng lớn về người và tài sản của người dân, theo ước tính các trận thiên tai đã gây thiệt hại về kinh tế khoảng 19.500 tỷ đồng.
Các chính sách giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu được đóng khung trong khuôn khổ môi trường và phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, nền kinh tế tuần hoàn, khả năng phục hồi và công bằng khí hậu.
Những năm gần đây, nước biển dâng, thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân. Qua các hoạt động tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, áp dụng các giải pháp thuận tự nhiên, có thể nâng cao giá trị thương phẩm gắn với bảo vệ rừng.
Mưa lớn, lũ và ngập lụt đã gây thiệt hại về nông nghiệp, các công trình giao thông, thủy lợi và các cơ sở hạ tầng khác. Để sớm khắc phục hậu quả thiên tai và ổn định cuộc sống người dân, UBND tỉnh Phú Yên đã đề nghị hỗ trợ kinh phí gần 14.5 tỷ đồng.
Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), ngày 11/12, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, đã xảy ra 4 trận động đất có độ lớn từ 2.8 đến 3.4.
Mưa lớn cùng nhiều hình thái thiên tai nguy hiểm những ngày qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản cho các địa phương tại miền Trung và Nam Bộ.
Theo Viện nghiên cứu bảo hiểm Swiss Re ước tính, tổng thiệt hại kinh tế của thế giới lên tới 260 tỷ USD vào năm nay do thảm họa tự nhiên gây ra. Con số này giảm 11% so với năm ngoái, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức trung bình 10 năm là 207 tỷ USD.
Với Thầy Huyền Diệu, trồng nhiều cây xanh không chỉ giúp bảo vệ môi trường, làm giảm các khí độc hại, tạo không gian xanh, góp phần giảm thiểu các thiệt hại do thiên tai lũ lụt gây ra, mà còn là bài học quý về lòng tri ân với quê hương, đất nước.
Tuy phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là áp lực từ bối cảnh thế giới, nhưng nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng đạt được nhiều kết quả tích cực.