Thứ năm, 28/03/2024 17:28 (GMT+7)
Thứ tư, 19/04/2023 06:50 (GMT+7)

Năng lượng là ngành quyết định cho cam kết phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam

Theo dõi KTMT trên

Năng lượng được xem là ngành quyết định cho cam kết phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050. Hiện Chính phủ Việt Nam đang triển khai các cam kết giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Mới đây, Hội nghị "Thúc đẩy tăng trưởng tại Việt Nam: Lộ trình đến thành công" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức. Trong các lĩnh vực kinh tế được bàn luận và các nhóm giải pháp xuyên suốt được đưa ra, năng lượng được xem là ngành quyết định cho cam kết phải thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050.

Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2021 - 2030, có 8 ngành được ưu tiên về những can thiệp chính sách cho tăng trưởng xanh, trong đó năng lượng sẽ là ngành quyết định cam kết phát thải ròng bằng 0.

"Ngành năng lượng chiếm đến 60% lượng phát thải của toàn bộ nền kinh tế. Đến năm 2050, tổng lượng phát thải của nền kinh tế do ngành năng lượng chiếm tới 81%. Từ những con số này có thể thấy năng lượng là bài toán thiết yếu nhất", ông Lê Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhận định.

Năng lượng là ngành quyết định cho cam kết phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam - Ảnh 1
Năng lượng được xem là ngành quyết định cho cam kết phải thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050.

Theo Bộ Công Thương, lượng phát thải carbon của ngành điện chiếm khoảng 70% tổng lượng carbon của nền kinh tế. Do đó, phát triển năng lượng tái tạo là một trong những hoạt động thương mại xanh ưu tiên hàng đầu.

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang triển khai các cam kết giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 với nguồn lực trong nước và hỗ trợ quốc tế. Việt Nam có trách nhiệm cùng với các quốc gia trong ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0, chuyển đổi năng lượng công bằng, "nhưng cần có cơ chế để cùng hành động".

Dự báo về dài hạn và tổng thể, chuyển đổi xanh sẽ mang lại tài nguyên, năng lượng mới và khổng lồ, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, chi phí đầu tư do tác động biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, để các nước đang phát triển đạt được mục tiêu và thành công như các nước phát triển, cần nhận rõ các thách thức, vướng mắc cụ thể để cùng giải quyết cũng như cơ chế hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị…, trong đó, nguồn tài chính từ các chính phủ đóng vai trò dẫn dắt vốn đầu tư tư nhân.

Trong Dự thảo Quy hoạch điện VIII, dự kiến đến năm 2030 phát triển từ 1.230-2.270 MW nguồn điện sinh khối, điện từ rác; đến năm 2050 phát triển khoảng 6.000 MW nguồn điện sinh khối, điện từ rác.

Theo Bộ Công Thương, tại Quy hoạch điện VIII, Việt Nam ưu tiên phát triển các loại hình điện sinh khối, điện đồng phát, điện sản xuất từ rác, chất thải rắn nhằm tận dụng phụ phẩm nông lâm nghiệp, chế biến gỗ, thúc đẩy trồng rừng và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, xử lý môi trường. Tới năm 2030, dự kiến tỷ trọng điện năng sản xuất các nguồn điện này đạt khoảng 1,2-1,6% và định hướng tới năm 2050 đạt khoảng 2,9-3,7% tổng điện năng sản xuất.

Trước đó, tại Hội thảo "Hiệp định UKVFTA - Thương mại xanh và công bằng với Việt Nam" do Bộ Công Thương và Đại sứ quán Anh phối hợp tổ chức, chuyên gia cho rằng nhiều hoạt động thương mại có ý nghĩa giảm phát thải, bảo vệ môi trường rất lớn như thương mại năng lượng tái tạo điện gió, điện mặt trời thay vì năng lượng hóa thạch; xuất khẩu, bán chéo nông sản theo mùa tại các thị trường khác nhau để giảm sự phụ thuộc vào kỹ thuật nông nghiệp, tiêu tốn năng lượng. Đây là những giải pháp được đưa ra để ủng hộ thương mại xanh tại sự kiện.

Ngoài ra, sự chuyển dịch trong sản xuất và tăng hiệu suất sử dụng năng lượng đang thúc đẩy phát triển bền vững theo tinh thần Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị và Cam kết của Việt Nam tại COP26.

Theo PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường, kể “từ khi có COP26, đến nay, về cơ bản chính sách của chính phủ đã có hành động cụ thể, giao cho các bộ ngành liên quan với các chương trình hành động cụ thể. Đó là hành động về mặt chính cách, tuy nhiên quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Việt Nam là một trong những nước cam kết đi đầu trong chương trình hành động này. Quan trọng nhất là cam kết hành động của nhà quản lý, doanh nghiệp, các đơn vị liên quan”.

Bên cạnh đó, Việt Nam cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 là xu thế để hướng tới phát triển "xanh."

Theo Báo cáo kiểm kê khí nhà kính quốc gia gần đây nhất do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện năm 2016, tổng lượng khí thải cả nước là 316 triệu tấn CO2 tương đương, và dự kiến sẽ tăng lên 928 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2030 và 1,5 tỷ tấn CO2 tương đương vào năm 2050 theo kịch bản phát triển thông thường.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Năng lượng là ngành quyết định cho cam kết phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công
Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.
Cùng VPBank khám phá lễ hội ẩm thực Pháp Balade en France
Từ ngày 5 đến 7/4/2024, lễ hội ẩm thực Pháp Balade en France với quy mô lớn nhất từ trước đến nay sẽ diễn ra tại công viên Thống Nhất. Lễ hội với quy mô tăng gấp rưỡi so với năm ngoái, nhằm quảng bá ẩm thực Pháp và Thế vận hội Mùa hè Paris 2024.