Thứ sáu, 22/11/2024 05:40 (GMT+7)
Thứ năm, 17/02/2022 15:00 (GMT+7)

Kinh tế xanh có vai trò như thế nào trong mục tiêu phát triển kinh tế?

Theo dõi KTMT trên

Phát triển kinh tế xanh là xu hướng tất yếu của nền kinh tế hiện tại và trong tương lai trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng tiêu cực, tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng.

Kinh tế xanh (Greeen Economic) là khái niệm đã trở nên quen thuộc với các nền kinh tế trên thế giới. Đây là một nền kinh tế nhằm cải thiện đời sống con người và tài sản xã hội, đồng thời, chú trọng giảm thiểu những hiểm họa môi trường và sự khan hiếm tài nguyên (theo Chương trình môi trường Liên hiệp quốc – 2010).

Hiện nay, kinh tế xanh được hiểu là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: Kinh tế – xã hội – môi trường. Kinh tế xanh có tính chất bền vững, có nghĩa đó là những hoạt động (trong nền kinh tế) tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị có ích lợi, hướng đến phát triển cuộc sống của cộng đồng xã hội con người (đặc biệt là yếu tố văn hóa); đồng thời, những hoạt động này thân thiện với môi trường (thành tố quan trọng). 3 yếu tố này được cân bằng sẽ thỏa mãn tính bền vững.

Kinh tế xanh có vai trò như thế nào trong mục tiêu phát triển kinh tế? - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Vai trò của kinh tế xanh

Thứ nhất, nền kinh tế xanh ghi nhận các giá trị tự nhiên và vai trò của đầu tư cho vốn tự nhiên. Vốn tự nhiên là các tài nguyên nhiên nhiên như rừng, hồ, đất, nước,… có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người. Vốn tự nhiên mang lại lợi ích cho nông nghiệp, độ màu mỡ của đất, giá trị đối với sản xuất cây trồng,… đặc biệt là nguồn sống của các hộ gia đình nghèo vì sinh kế và an sinh của họ phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Vì vậy, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh không chỉ ghi nhận và minh chứng cho giá trị của vốn tự nhiên mà còn cho phép đầu tư và xây dựng vốn tự nhiên nhằm hướng tới kinh tế bền vững.

Thứ hai, kinh tế xanh góp phần xóa đói giảm nghèo. Theo kinh nghiệm của nhiều nước đang phát triển, một trong những cơ hội lớn nhất để tăng tốc độ chuyển đổi sang kinh tế xanh là đầu tư vào việc cung cấp, dự trữ nước sạng, những dịch vụ vệ sinh cho người nghèo và năng lượng tái tạo để mang lại hiệu quả kinh tế và là phương tiện xóa đói giảm nghèo cũng như cải thiện chất lượng tổng thể cuộc sống.

Thứ ba, kinh tế xanh tạo ra công ăn việc làm và cải thiện công bằng xã hội. Việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh dẫn đến việc thay đổi cơ cấu việc làm và mức tăng số lượng việc làm. Để doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh hướng đến sản xuất sản phẩm xanh, sạch, bảo vệ môi trường thì cần đầu tư nguồn nhân lực cho nền kinh tế xanh.

Thứ tư, kinh tế xanh khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, công nghệ carbon thấp và khuyến khích sử dụng nguồn lực, năng lượng hiệu quả hơn. Khi tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt và đa dạng sinh học suy giảm, ô nhiễm môi trường gia tăng thì việc sử dụng năng lượng tái tạo sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính và những rủi ro về biến động giá nhiên liệu hóa thạch.

Thứ năm, nền kinh tế xanh giảm thiểu phát thải carbon mở ra cuộc sống đô thị bền vững. Việc sử dụng nhiên liệu sạch, cải thiện hiệu quả năng lượng trong khu vực giao thông chuyển từ các phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế và sức khỏe con người.

Một nền kinh tế khi chuyển sang nền kinh tế xanh cần những yêu cầu gì?

Thứ nhất, thay đổi mô hình tăng trưởng từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng dựa vào đầu tư, tăng vốn và khai thác tài nguyên thiên nhiên với hiệu quả sử dụng thấp sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu dựa vào các yếu tố năng suất liên quan đến sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Thứ hai, để đạt được kinh tế xanh thì các ngành kinh tế phải xanh, các khu vực kinh tế phải xanh. Kinh tế xanh phải nhất quán ở tất cả các khu vực của nền kinh tế từ quá trình sản xuất cho đến tiêu dùng phải đảm bảo yếu tố anh. Cần chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng thân thiện với môi trường, chú trọng chuyển đổi cơ cấu nội ngành theo hướng ưu tiên những ngành ít phát thải, tiết kiệm năng lượng.

Thứ ba, đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, carbon thấp, ưu tiên đầu tư phát triển một số ngành kinh tế xanh mũi nhọn như công nghiệp hữu cơ, du lịch sinh thái,…

Thứ tư, đặt ra các tiêu chí về kỹ thuật để tạo ra sản phẩm xanh, sản phẩm có thương hiệu quốc gia và quốc tế, đáp ứng yêu cầu của các đối tác thương mại.

Thứ năm, tính toán việc phân bổ nguồn lực đầu tư vào các ngành từ đó phát huy lợi thế “vốn tự nhiên” của các tài nguyên có thể tái tạo.

Hà Lan (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế xanh có vai trò như thế nào trong mục tiêu phát triển kinh tế?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.