Thứ năm, 25/04/2024 13:54 (GMT+7)
Thứ sáu, 07/01/2022 11:00 (GMT+7)

Indonesia: Phát triển kinh tế xanh để đảm bảo thu nhập trung bình năm 2045

Theo dõi KTMT trên

Giám đốc Môi trường thuộc Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia nhấn mạnh Indonesia cần thực hiện nền kinh tế xanh để mục tiêu đưa Indonesia trở thành một quốc gia phát triển vào năm 2045 của Tổng thống Joko Widodo (Jokowi) mới có hi vọng.

Kinh tế xanh để giảm 126 triệu tấn CO2

Điều này là do nền kinh tế xanh với tư cách là một mô hình phát triển có thể ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu, hủy hoại môi trường và gây hại cho Indonesia.

Ông Medrizal nhấn mạnh: "Nếu chúng tôi tiếp tục kinh doanh như bình thường (không có thay đổi) thì điều này sẽ làm tăng lượng khí thải, mặc dù cường độ phát thải khí nhà kính của nước này đã giảm xuống, nhưng có vẻ như lượng phát thải dự kiến sẽ bị chi phối bởi ngành năng lượng và điều này cần được giải quyết đúng cách."

Mặt khác, nếu không thực hiện nền kinh tế xanh, thu nhập bình quân đầu người của Indonesia sẽ không đạt được mục tiêu mong muốn là 12.000 USD hoặc 13.000 USD, điều khó có thể giải phóng Indonesia khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Cũng theo ông Medrizal, để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, mô hình kinh doanh thông thường với tốc độ tăng trưởng kinh tế 5% mỗi năm không thể thúc đẩy thu nhập bình quân đầu người của Indonesia.

Indonesia: Phát triển kinh tế xanh để đảm bảo thu nhập trung bình năm 2045 - Ảnh 1
Indonesia khuyến khích phát triển kinh tế xanh. (Ảnh minh họa)

Do vậy phải tham vọng hơn nữa để theo đuổi tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 6% mỗi năm, một trong số đó là thông qua nền kinh tế xanh và carbon thấp.

Nền kinh tế xanh này có thể khuyến khích tạo việc làm và đầu tư xanh mới. Nền kinh tế xanh cũng phải được thực hiện với sức mạnh tổng hợp của các bên khác nhau để huy động đầu tư, cả với giới kinh doanh và chính quyền địa phương.

Đầu tư xanh vào nền kinh tế tuần hoàn có thể tạo ra 4,4 triệu việc làm mới ở nước này vào năm 2030, trong đó khoảng 75% tương đương 3,3 triệu việc làm cho lao động nữ.

Ngoài việc tạo ra việc làm, đầu tư xanh trong một nền kinh tế tuần hoàn cũng có thể làm tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia lên 638.000 tỷ rupiah vào năm 2030.

Nền kinh tế tuần hoàn cũng được cho là sẽ giảm lượng chất thải từ 18% đến 52% so với kinh doanh thông thường vào năm 2030, do đó góp phần giảm phát thải khí nhà kính 126 triệu tấn CO2.

Trên thực tế, một số quốc gia đã bắt đầu tuyên bố rằng hầu hết các sản phẩm của họ được sản xuất từ quy trình kinh tế xanh. Do vậy, các tiến trình chuyển đổi kinh tế xanh do chính phủ thiết kế đều có thể đạt được, đặc biệt là trong điều kiện theo đuổi các mục tiêu ngoài bẫy thu nhập trung bình trước năm 2045.

Indonesia tham vọng kiểm soát nền kinh tế số ASEAN trong gần 5 năm tới

Indonesia đang đặt mục tiêu chiếm lĩnh 40% thị phần nền kinh tế kỹ thuật số của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2025.

Mục tiêu này đã được Bộ trưởng Thương mại Muhammad Lutfi đưa ra tại phiên điều trần trước Ủy ban VI của Quốc hội diễn ra 23/8/2021.

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Bộ trưởng Lutfi cho biết, dựa trên chỉ thị của Tổng thống Joko Widodo (Jokowi), nước này đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế số vào năm 2025 để có thể kiểm soát khoảng 40% tổng tiềm năng kinh tế số của ASEAN.

Với sự phát triển của thương mại thông qua hệ thống thương mại điện tử (PMSE) ở Indonesia, năm 2021, giá trị giao dịch thương mại điện tử được dự đoán đạt 354.300 tỷ Rp (24,6 tỷ USD), tăng 33,11% so với tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử năm 2020 là 266.200 tỷ Rp.

Trong khi đó, khối lượng giao dịch dự kiến tăng 38,17% từ 925 triệu giao dịch lên 1,3 tỷ giao dịch.

Bộ trưởng Lutfi cũng cho biết thêm sự phát triển của nền kinh tế số hiện là không thể ngăn cản. Dòng chảy của các giao dịch kỹ thuật số đã bước vào làn sóng thứ hai và thứ ba với sự xuất hiện của những “chủ thể mới” trong các lĩnh vực mới.

Không chỉ trong nước, sự phát triển của thương mại điện tử trong ASEAN cũng tăng trưởng vượt bậc. Hiện tại, đóng góp của thương mại điện tử trong ASEAN đạt 7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Giá trị giao dịch thương mại điện tử trong ASEAN được dự đoán đạt 200 tỷ USD vào năm 2025. Trong giai đoạn 2015-2019, giá trị giao dịch thương mại điện tử ở ASEAN đã tăng gấp 7 lần từ 5,5 tỷ USD năm 2015 lên 38 tỷ USD vào năm 2019.

Để đạt được mục tiêu chiếm lĩnh 40% thị phần nền kinh tế số của ASEAN, Chính phủ Indonesia đã ký Hiệp định ASEAN về thương mại điện tử vào ngày 22/11/2019. Ngoài ra, Indonesia sẽ phê chuẩn hiệp định dưới hình thức luật, hiện đang được thảo luận tại Hạ viện nước này.

Bên cạnh đó, để thực hiện tăng trưởng kinh tế quốc gia nhằm đón đầu chuyển đổi kinh tế số, chính phủ đang chuẩn bị một số công cụ pháp lý liên quan đến thương mại điện tử. Các quy định này dưới dạng luật, quy định của chính phủ và quy định của các bộ.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Indonesia: Phát triển kinh tế xanh để đảm bảo thu nhập trung bình năm 2045. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

WB: Kinh tế Việt Nam đang hồi phục tăng trưởng
Theo Báo cáo cập nhật kinh tế 6 tháng Điểm lại mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4, Kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau, với dự báo tăng trưởng sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6,0% vào năm 2025.

Tin mới

Hiến giọt máu đào, trao đời sự sống
Đây là chủ đề của chương trình hiến máu tình nguyện, được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 24/4.