Quy hoạch không gian biển quốc gia chính là định hướng cho tương lai phát triển của kinh tế biển của Việt Nam. Do đó, cần xây dựng đồng bộ chính sách phát triển kinh tế biển, ven biển, sớm ban hành quy hoạch không gian biển quốc gia.
Quy hoạch tổng thể quốc gia cần chú trọng định hướng phát triển khu kinh tế ven biển, coi đây là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam.
Trong những năm qua, du lịch biển Việt Nam phát triển nhanh, trở thành một trong những loại hình du lịch phát triển mạnh nhất, góp phần nâng tầm thương hiệu du lịch nước nhà trên thị trường quốc tế.
Là địa phương được biết đến với nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển kinh tế biển, tỉnh BR-VT đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT) biển, hải đảo, hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.
Việc thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhằm khai thác tiềm năng lợi thế về kinh tế biển và huy động tối đa nguồn lực, tạo động lực cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Đại dương cung cấp các cơ hội quan trọng cho sự phục hồi kinh tế xanh và kinh tế biển, đồng thời mang lại tiềm năng to lớn cho năng lượng gió ven bờ và xa bờ. Nếu được phát triển bền vững sẽ hỗ trợ an ninh năng lượng và giúp đạt được cam kết Net Zero.
Theo kế hoạch, đến năm 2023, các Sở, ban, ngành, địa phương hoàn thành việc xây dựng, phê duyệt các kế hoạch truyền thông về biển và đại dương với các chỉ tiêu cụ thể theo đặc thù truyền thông của cơ quan, địa phương đó.
Nhiều giải pháp, hạ tầng được chú trọng để phát triển bền vững kinh tế biển là một chủ trương lớn của Nghệ An nhằm khai thác tiềm năng lợi thế to lớn của tỉnh vùng ven biển, gắn với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Sáng 20/9, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp lần thứ 6 của Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác bất hợp pháp. Cuộc họp được tổ chức trực tuyến với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển.
Nam Định có 72km bờ biển qua 3 huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Bờ biển thoải, nhiều bãi ngang có thể xây dựng thành các bãi tắm biển và một số vùng đất ngập nước có hệ sinh thái đa dạng thuộc Khu dự trữ sinh quyển liên tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng.
Nhằm phát triển nghề nuôi cá lồng, bè trên biển bền vững, vừa qua Trung tâm khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa tổ chức diễn đàn "Phát triển nuôi cá lồng bè trên biển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu".
Với bờ biển trải dài hơn 3.260km từ Bắc vào Nam, Việt Nam có lợi thế và tiềm năng to lớn để phát triển các đô thị biển đảo, là trụ cột và động lực để phát triển kinh tế biển.
Đề án phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững kinh tế biển, hướng đến Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh thời kỳ đến năm 2030.
Theo nhiều chuyên gia, để phát triển kinh tế biển, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần tập trung ưu tiên phát triển các chuổi đô thị biển với những bản sắc riêng, bền vững, hài hòa với môi trường tự nhiên.
Thế kỷ XXI được xem là “Thế kỷ của đại dương”. Biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội cũng như vấn đề an ninh quốc gia.
Với đường bờ biển dài, nhiều đảo ven bờ, nhiều cảng biển lớn cùng sự thay đổi đột phá về hạ tầng, Quy Nhơn đang trên hành trình định vị là một trong các đô thị trung tâm của vùng duyên hải miền Trung, trung tâm kinh tế biển của quốc gia...
Là một quốc gia ven biển, có các vùng biển và thềm lục địa rộng lớn, chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, Việt Nam có tiềm năng phát triển kinh tế biển.
Ngành Thủy sản hiện nay là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam với quy mô ngày càng mở rộng.
Sáng ngày 12/5, trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế Kinh tế đại dương bền vững thích ứng với Biến đổi khí hậu, báo cáo đầu tiên về kinh tế biển của Việt Nam đã được công bố.
Đại dịch Covid-19 đã gây ra rất nhiều tác động đến mọi mặt đời sống xã hội, trong đó, có lĩnh vực môi trường. Do đó, việc tìm hướng đi cho kinh tế biển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu là rất quan trọng và phù hợp trong bối cảnh hiện nay.