Thứ hai, 09/09/2024 16:31 (GMT+7)
Thứ sáu, 29/09/2023 10:46 (GMT+7)

Khoa học môi trường là gì? Những điều cần biết về khoa học môi trường

Theo dõi KTMT trên

Trong bối cảnh hiện nay, ngành khoa học môi trường được coi là ngành học cần thiết, đặc biệt quan trọng với sự phát triển của thế giới. Vậy khoa học môi trường là gì? Ngành khoa học môi trường nghiên cứu gì? Tất cả sẽ được trả lời ngay sau đây.

Khoa học môi trường là gì? 

Khoa học môi trường là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con người và môi trường xung quanh nhằm mục đích bảo vệ môi trường sống của con người trên trái đất”. 

Môi trường là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như sinh học, địa học, hóa học,.. Tuy nhiên, các ngành khoa học đó chỉ quan tâm đến một phần hoặc một thành phần của môi trường theo nghĩa hẹp mà không có một ngành khoa học nào đang có hiện nay đủ điều kiện nghiên cứu và giải quyết mọi nhiệm vụ của công tác bảo vệ môi trường là quản lý và bảo vệ chất lượng các thành phần môi trường sống của con người và sinh vật trên trái đất. 

Như vậy, có thể xem khoa học môi trường là một ngành khoa học độc lập được xây dựng trên cơ sở tích hợp các kiến thức của các ngành khoa học đã có cho một đối tượng chung là môi trường sống bao quanh con người với phương pháp và nội dung nghiên cứu cụ thể 

Khoa học môi trường nghiên cứu những gì? 

Các nghiên cứu môi trường rất đa dạng được phân chia theo nhiều cách khác nhau, có thể chia ra làm 4 loại chủ yếu:

Nghiên cứu đặc điểm của các thành phần môi trường (tự nhiên hoặc nhân tạo) có ảnh hưởng hoặc chịu ảnh hưởng con người, nước, không khí, đất, sinh vật, hệ sinh thái, khu công nghiệp, đô thị, nông thôn,,, Ở đây, khoa học môi trường tập trung nghiên cứu mối quan hệ và tác động qua lại giữa con người và các thành phần của môi trường sống. 

Khoa học môi trường là gì? Những điều cần biết về khoa học môi trường - Ảnh 1
Khoa học môi trường là một ngành khoa học nghiên cứu. 

Nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm bảo vệ chất lượng môi trường sống của con người. Nghiên cứu tổng hợp các biện pháp quản lý về khoa học kinh tế, luật pháp, xã hội nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trái đất, quốc gia, vùng lãnh thổ, ngành công nghiệp. 

Nghiên cứu về phương pháp như mô hình hóa, phân tích hóa học, vật lý, sinh vật phục vụ cho ba nội dung trên. 

Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế 

Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về  vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữ môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo ra các biến đổi của môi trường. 

Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hóa được di chuyển về từ sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, phế thải. Các thành phần đó luôn ở trạng thái tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó. Khu vực giao nhau giữa hai hệ thống trên là môi trường nhân tạo. 

Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặc khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm họa, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực. 

Ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các xu hướng gây ô nhiễm môi trường khác nhau. Ví dụ: 

Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân thế số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng 80% tài nguyên và năng lượng của loài người. 

Ô nhiễm do nghèo đói: Những người nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có con đường phát triển duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, nông nghiệp,...). Do đó, ngoài 20% số người giàu, 80% số dân còn lại chỉ sử dụng 20% phần tài nguyên và năng lượng của loài người. 

Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển dẫn đến sự xuất hiện của các quan niệm hoặc các lý thuyết khác nhau về phát triển: 

Lý thuyết đình chỉ phát triển là làm cho sự tăng trưởng kinh tế bằng (0) hoặc mang giá trị (-) để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của trái đất, 

Một số nhà khoa học khác lại đề xuất ấy bảo vệ để ngăn chặn sự nghiên cứu, khai thác tài nguyên thiên nhiên. 

Năm 1992 các nhà môi trường đã đưa ra quan niệm phát triển bền vững, đó là phát triển trong mức độ duy trì chất lượng môi trường, giữ cân bằng giữa môi trường và phát triển. 

Phạm Huyền

Bạn đang đọc bài viết Khoa học môi trường là gì? Những điều cần biết về khoa học môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chủ xe VF 6: “Hoàn toàn tự tin đi xuyên Việt“
Sau hành trình du lịch từ Hà Nội vào Gia Lai bằng VinFast VF 6, anh Đỗ Hoàng Thái Bảo (Hà Nội) nhận thấy chiếc xe hoàn toàn có thể chạy xuyên Việt dễ dàng nhờ động cơ mạnh mẽ, hệ thống ADAS an toàn và phạm vi hoạt động vượt kỳ vọng.