Thứ sáu, 22/11/2024 18:08 (GMT+7)
Thứ hai, 24/01/2022 09:00 (GMT+7)

Khánh Hòa: Khắc phục tình trạng phá rừng trái phép

Theo dõi KTMT trên

Để khắc phục tình trạng phá rừng trái pháp luật đang diễn phức tạp trong những năm gần đây, lực lượng Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa đề ra nhiều giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ rừng, trong đó sẽ xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, về cơ bản năm 2021 ngành Lâm nghiệp hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch được giao: Năm 2021, cả nước đã trồng được 277.830 ha rừng, đạt 102% so với kế hoạch. Nhờ đẩy mạnh công tác trồng và bảo vệ rừng, tỉ lệ che phủ rừng đã đạt 42,02%, tăng 0,01% đạt mục tiêu kế hoach để ra.

Năm 2021 cả số vụ vi phạm các quy định về bảo vệ rừng cơ bản giảm so với năm 2020. Cả nước đã phát hiện 2.653 vụ vi phạm, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng diện tích rừng bị thiệt hại năm 2021 là 1.229ha, tăng 527ha tương ứng 75% so với cùng kỳ.

Riêng tại Khánh Hòa, tuy số vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp giảm so với năm trước, nhưng tình hình phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật diễn biến phức tạp tăng cả về số vụ cũng như diện tích bị phá.

Khánh Hòa: Khắc phục tình trạng phá rừng trái phép - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Cụ thể, lực lượng Kiểm lâm toàn tỉnh đã kiểm tra, phát hiện và xử phạt 297 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, giảm 53 vụ so với năm 2020. Toàn tỉnh xảy ra 43 vụ phá rừng trái pháp luật gây thiệt hại 26,55ha rừng.

Trong đó, huyện Khánh Vĩnh 33 vụ, huyện Diên Khánh 1 vụ, huyện Cam Lâm 1 vụ, huyện Khánh Sơn 5 vụ, thị xã Ninh Hòa 3 vụ. Về khai thác rừng trái pháp luật, toàn tỉnh xảy ra 16 vụ, trong đó có 14 vụ tại Khánh Vĩnh, 2 vụ tại Ninh Hòa.

Có thể thấy, trong năm 2022, tình hình vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp được xác định sẽ còn diễn biến phức tạp.

Trong đó, tình trạng đất rừng bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích sẽ diễn ra ngày càng phức tạp, tình trạng khai thác rừng trái pháp luật sẽ tiếp diễn, có chiều hướng tăng, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn. Trong khi đó, các địa phương, đơn vị chủ rừng chưa chủ động, thường xuyên phối hợp với lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách còn lúng túng trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng.

Để thực khắc phục điều này, ngành Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa đã triển khai đến các hạt kiểm lâm trực thuộc phương án phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, lực lượng Kiểm lâm tỉnh sẽ phải xử lý kịp thời và nghiêm minh các vụ vi phạm về quản lý, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Đề xuất xử lý trách nhiệm đối với chủ rừng, UBND các cấp thiếu trách nhiệm để rừng bị phá.

Tập trung thực hiện tốt công tác tham mưu cho chính quyền các cấp trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; Quản lý chặt chẽ các cơ sở chế biến gỗ, thực hiện truy xuất nguồn gốc gỗ tại các cơ sở chế biến để quản lý nguyên liệu hợp pháp; Tăng cường kiểm tra, truy quét các khu vực có nguy cơ xảy ra phá rừng trên địa bàn như: Tuyến Khánh Lê - Lâm Đồng đoạn đi qua địa bàn Khánh Vĩnh, khu vực Khánh Thượng, Giang Ly, Sơn Thái (Khánh Vĩnh); Ninh Tây (Ninh Hòa); Cam Phước Tây (Cam Lâm). Cùng với đó, tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng cho người dân các địa phương…

Huỳnh Mai (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Khánh Hòa: Khắc phục tình trạng phá rừng trái phép. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới