Thứ sáu, 04/04/2025 20:32 (GMT+7)
Thứ hai, 05/04/2021 08:23 (GMT+7)

Hơn 2 triệu m3 nước thải nhiễm độc đe dọa tràn ra Vịnh Tampa

Theo dõi KTMT trên

Thống đốc bang Florida (Mỹ) ngày 4/4 đã ban bố lệnh tình trạng khẩn cấp tại các khu vực quanh hồ chứa nước thải bị rò rỉ tại hạt Manatee.

Hơn 2 triệu m3 nước thải nhiễm độc đe dọa tràn ra Vịnh Tampa - Ảnh 1
Mỹ tìm cách khắc phục sự cố rò rì hồ nước thải. (Ảnh: independent.co.uk)

Quyết định trên được đưa ra trong nỗ lực nhằm ngăn chặn khả năng vỡ hồ chứa khiến hơn 2 triệu m3 nước thải nhiễm độc tràn ra Vịnh Tampa.

Thị sát hiện trường, Thống đốc Florida Ron DeSatis đã thông báo áp đặt lệnh tình trạng khẩn cấp tại hạt Manatee cùng 2 hạt lân cận. Ông cũng biết lực lượng chức năng đang nỗ lực ngăn chặn tình huống xấu nhất có thể xảy ra. 

Hiện 20 máy bơm, với công suất lên tới 125.000 m3/ngày, đang được triển khai để hút nước và dự kiến mất từ 10 - 12 ngày mới có thể đưa lượng nước về mức có thể kiểm soát nhằm tránh khả năng vỡ hồ chứa. Giới chức bang cũng đã mở rộng kế hoạch sơ tán các khu vực dân cư gần hồ.

Hồ chứa nước thải nằm trong một nhà máy hóa chất đã ngừng hoạt động và được nối với một mỏ phosphate cũ. Nước thải độc hại bắt đầu rò rỉ qua các vết nứt trên hồ chứa từ cuối tuần trước, dấy lên quan ngại hồ có thể bị vỡ kéo theo thảm họa môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân và hệ sinh thái khu vực.

Nhật Ninh

Bạn đang đọc bài viết Hơn 2 triệu m3 nước thải nhiễm độc đe dọa tràn ra Vịnh Tampa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới