Thứ ba, 16/04/2024 12:58 (GMT+7)
Thứ tư, 23/02/2022 16:36 (GMT+7)

Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam tổ chức du xuân và hưởng ứng Tết trồng cây 2022

Theo dõi KTMT trên

Đầu xuân, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam tổ chức chuyến du xuân đầu năm, tham quan vãn cảnh tại Thiền viện Trúc Lâm và chùa Tây Thiên - Vĩnh Phúc, tổ chức trồng cây đầu xuân Nhâm Dần 2022 tại đền Gióng - Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngày 22/2, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam phối hợp với Trung tâm quản lý khu du lịch - di tích đền Sóc Sơn tổ chức lễ trồng cây đầu xuân Nhâm Dần 2022 tại tượng đài Thánh Gióng.

Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam tổ chức du xuân và hưởng ứng Tết trồng cây 2022 - Ảnh 1
Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam trồng cây bồ đề tại tượng đài Thánh Gióng - Sóc Sơn.

Ngoài sự góp mặt của các đại diện Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, đại diện Tạp chí Kinh tế Môi trường, đại diện trung tâm quản lý khu Du lịch - di tích đền Sóc Sơn còn có GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam, Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN.

Đền Gióng (hay còn gọi là Đền Phù Đổng) nằm tại thung lũng Vệ Linh, huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội được 99 ngọn núi vây quanh. Tương truyền đây là điểm cuối cùng trong hành trình cõi nhân gian của Thánh Gióng - người anh hùng nhổ tre, diệt giặc Ân bảo vệ nước nhà. Dân ta biết ơn những công lao to lớn của ông nên đã lập nên Đền Gióng. Sau đó, năm 980, vua Lê Đại Hành đã cho xây lại khu di tích. Đến năm 1962, Đền Gióng được xếp hạng là di tích Quốc gia. Đặc biệt, năm 2010, UNESCO đã công nhận lễ hội văn hóa Đền Gióng là văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.  

Việc trồng cây xanh tại đây khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn là một hoạt động hết sức ý nghĩa nhằm hưởng ứng phong trào tết trồng cây trên cả nước và lời kêu gọi trồng 1 tỉ cây xanh từ Thủ tướng Chính phủ. 

Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam tổ chức du xuân và hưởng ứng Tết trồng cây 2022 - Ảnh 2
Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam trồng 3 cây Bồ đề tại tượng đài Thánh Gióng - Sóc Sơn.

Trao đổi với Phóng viên Kinh tế Môi trường, PGS.TS Trương Mạnh Tiến đã khẳng định: Lễ trồng cây được tổ chức như một sự khởi đầu thuận lợi cho năm mới, gieo mầm xanh, gặt mùa vàng. Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam mong muốn có một năm 2022 thuận lợi, hoàn thành những công việc trong năm và xa hơn là trong tương lai. Hội cũng mong muốn có thể lan tỏa ý nghĩa của phong trào tết trồng cây, hưởng ứng phong trào chung phát động trồng 1 tỉ cây xanh trên cả nước.

Còn ông Đào Văn Sửu - Phó Giám đốc Trung tâm quản lý khu du lịch - di tích đền Sóc Sơn chia sẻ: “Năm 2022, có rất nhiều cơ quan, đơn vị, cá nhân đã đến với khu du lịch và tiến hành các hoạt động trồng cây xanh, cùng nhiều hoạt động ý nghĩa khác hưởng ứng tết trồng cây. Một số đơn vị tại địa phương đã thu gom hàng trăm gốc đào mà người dân bỏ đi sau dịp Tết Nguyên đán và trồng tại đền. Đây là một hoạt động hết sức ý nghĩa. Sau khi trồng, đơn vị sẽ tiến hành chăm sóc để các cây phát triển tốt, đúng với mục đích, ý nghĩa của hoạt động”.  

Trước đó, vào ngày 18/2, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam cùng Tạp chí Kinh tế Môi trường tổ chức buổi du xuân vãn cảnh đầu năm mới tại Thiền viện Trúc Lâm và chùa Tây Thiên tại Vĩnh Phúc. Hoạt động được tổ chức với sự tham gia của PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam cùng các cán bộ nhân viên, phóng viên, biên tập viên đang làm việc tại tạp chí Kinh tế Môi trường. Với mong muốn cầu chúc một mới 2022 an khang, gặt hái được nhiều thành công mới, thắng lợi mới, đoàn đã thăm quan vãn cảnh Thiền viện Trúc Lâm và dâng lễ tại Đền Trình - chùa Tây Thiên. 

Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam tổ chức du xuân và hưởng ứng Tết trồng cây 2022 - Ảnh 3
Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam tham quan Thiền viện Trúc Lâm và khu danh thắng Tây Thiên.

Chùa Tây Thiên (xưa còn được gọi là chùa Thượng) thuộc khu di tích Tây Thiên cổ tự nằm tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Tham quan khu di tích cổ kính, linh thiêng này, cán bộ phóng viên và nhân viên Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam đã đến thăm quan và kính lễ Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên, Đại Tháp Bảo Tây Thiên, Đền Thỏng, đền Cậu, đền Cô, Tịnh thất Tây Thiên,.. cũng nằm trong quần thể khu di tích rộng lớn chùa Tây Thiên.

Ngay bên cạnh khu di tích này là một trong ba thiền viện lớn nhất Việt Nam - Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên. Đoàn cũng đã đến dâng hương và thăm quan vãn cảnh. 

Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam tổ chức du xuân và hưởng ứng Tết trồng cây 2022 - Ảnh 4
Cán bộ, phóng viên và người lao động tại Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam dâng hương tại đền Trình - Tây Thiên cổ tự.

Chuyến đi diễn ra thuận lợi, tốt đẹp đảm bảo các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh, thực hiện nghiêm 5K về phòng chống Covid-19. Qua chuyến đi này, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam nói chung và Tạp chí Kinh tế Môi trường nói riêng hy vọng một năm 2022 thật bình yên, an lành đến mọi nhà, hy vọng đơn vị gặt hái được thêm nhiều thành công mới, đạt được mục tiêu đã đề ra ngay từ đầu năm. 

Linh Chi - Quang Sơn - Hà Nam

Bạn đang đọc bài viết Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam tổ chức du xuân và hưởng ứng Tết trồng cây 2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tạp chí Kinh tế Môi trường tuyển dụng năm 2024
Để phục vụ mục tiêu phát triển dài hạn, tòa soạn Tạp chí Kinh tế Môi trường tuyển dụng các nhân sự cho vị trí Thư ký tòa soạn, Phóng viên, Biên tập viên hành chính làm việc tại Hà Nội, TP.HCM và Khu vực Đông Bắc Bộ.
Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.

Tin mới