Thứ sáu, 09/05/2025 23:10 (GMT+7)
Thứ năm, 24/04/2025 15:47 (GMT+7)

Góp ý Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi): Nhiều ý kiến tâm huyết

Theo dõi KTMT trên

Hội thảo “Góp ý kiến Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi)” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức vào sáng ngày 23/4 đã ghi nhận nhiều quan điểm sâu sắc về Dự thảo Luật này.

Góp ý Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi): Nhiều ý kiến tâm huyết - Ảnh 1
Hội thảo “Góp ý kiến Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi)” do VUSTA tổ chức vào sáng ngày 23/4.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phạm Ngọc Linh cho biết, Luật Báo chí (sửa đổi) năm 2016 đã tạo khung pháp lý cơ bản cho hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam hoạt động hiệu quả. 

Tuy nhiên, sau 8 năm, với bối cảnh và tình hình mới, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã tác động rất sâu rộng tới các hoạt động của báo chí, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh, sửa đổi Luật Báo chí cho phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn.

Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) so với Luật Báo chí 2016 có một số điểm mới như: Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, bổ sung qui định để nâng cao trách nhiệm của cơ quan chủ quản, quy định chi tiết để phân biệt giữa báo và tạp chí, điều kiện cấp thẻ nhà báo…

Việc sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 2016 cho phù hợp thực tiễn nhằm tạo hành tang pháp lý thuận lợi để báo chí hoạt động, phát triển; đồng thời khắc phục những tồn tại, bất cập; bổ sung quy định để điều chỉnh kịp thời những phát sinh trong thực tiễn là vô cùng cần thiết, nhất là trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay.

Góp ý Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi): Nhiều ý kiến tâm huyết - Ảnh 2
Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Ngọc Linh phát biểu tại hội thảo.

Theo Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh, hệ thống báo chí Liên hiệp Hội Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến tri thức, công bố kết quả nghiên cứu, kết nối nhà khoa học với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc lấy ý kiến của các cơ quan báo chí trong hệ thống về Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) cho thấy trách nhiệm xây dựng chính sách, pháp luật cũng như thể hiện tiếng nói, đóng góp của các cơ quan báo chí trong hệ thống trong việc xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại.

Theo Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Khoa học và Hợp tác quốc tế, Liên hiệp Hội Việt Nam Lê Công Lương nhấn mạnh: "Tạp chí khoa học không thể bị xem như báo chí đơn thuần. Chúng cần được luật hóa rõ ràng với các quy định riêng về đội ngũ, nội dung, và cách thức vận hành".

Góp ý Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi): Nhiều ý kiến tâm huyết - Ảnh 3
Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Khoa học và Hợp tác quốc tế, Liên hiệp Hội Việt Nam Lê Công Lương phát biểu.

Ông cũng cho rằng trong bối cảnh chuyển đổi số, các tạp chí khoa học cần được tạo điều kiện phát triển mô hình Open Access, xuất bản song ngữ và tích hợp hệ thống phản biện điện tử để nâng tầm uy tín học thuật và tăng khả năng hội nhập quốc tế.

Nhà báo Đặng Đình Chấn - Phó Tổng Biên tập Tạp chí Việt Nam hội nhập, cho rằng, với đề xuất không cấp thẻ nhà báo đối với những người làm việc tại tạp chí khoa học có thể dẫn đến hệ quả tiêu cực, đặc biệt là trong việc tiếp cận thông tin từ các cơ quan quản lý chuyên ngành.

Nhà báo Trần Trọng An, Phó Tổng biên tập Tạp chí điện tử Gia Đình Mới cũng cho rằng dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) đã thể hiện nỗ lực của cơ quan soạn thảo trong việc hiện đại hóa quản lý báo chí, bảo vệ quyền tự do ngôn luận và thích ứng với không gian số. Tuy nhiên, để luật có hiệu lực thực tiễn cao, cần bổ sung các quy định chi tiết, minh bạch và cơ chế bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. 

Góp ý Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi): Nhiều ý kiến tâm huyết - Ảnh 4
Nhà báo Trần Trọng An - Phó Tổng biên tập Tạp chí điện tử Gia Đình Mới phát biểu.

Theo ông Trần Trọng An, tạp chí khoa học không chỉ phục vụ đối tượng nội bộ mà còn hướng đến công chúng, đóng vai trò như một cầu nối giữa khoa học và xã hội. Những người thực hiện các bài viết, biên tập nội dung tại tạp chí khoa học thường xuyên phải thực hiện các hoạt động nghiệp vụ báo chí như thu thập thông tin, phỏng vấn chuyên gia, tham dự hội thảo khoa học, thậm chí điều tra để làm rõ các vấn đề khoa học có liên quan đến lợi ích công chúng. Đây đều là các hoạt động tương đồng với nghiệp vụ của nhà báo tại các cơ quan báo chí khác.

Việc cấp Thẻ Nhà báo sẽ giúp những người làm việc tại tạp chí khoa học được công nhận tư cách pháp lý khi thực hiện các nhiệm vụ báo chí, từ đó thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn thông tin, đặc biệt là từ các cơ quan nhà nước, tổ chức khoa học hoặc các sự kiện công khai (theo Điều 28, Khoản 2, điểm c và d). Điều này không chỉ nâng cao chất lượng thông tin mà còn đảm bảo tính chính xác và kịp thời của các bài viết khoa học phục vụ công chúng…

Cũng tại hội thảo, Các ý kiến tại hội thảo đều thống nhất: Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) cần hướng đến việc tạo môi trường phát triển cởi mở, minh bạch và bền vững cho nền báo chí Việt Nam, trong đó tạp chí khoa học cần được nhìn nhận như một bộ phận quan trọng và không thể thiếu của nền báo chí nước nhà.

Minh Thành

Bạn đang đọc bài viết Góp ý Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi): Nhiều ý kiến tâm huyết. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin buồn
Ban Thường vụ Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Tạp chí Kinh tế môi trường cùng gia quyến vô cùng thương tiếc báo tin:
VUSTA tham dự Đối thoại Tri thức Toàn cầu Muscat
Diễn đàn Đối thoại Tri thức Toàn cầu Muscat và Hội nghị lần thứ ba của Đại Hội đồng Khoa học Thế giới được tổ chức từ ngày 26-31/01/2025 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Quốc tế Oman. Đại diện VUSTA có Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh tham dự.
TSKH Phan Xuân Dũng làm Bí thư Đảng ủy Liên hiệp Hội Việt Nam
Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương đã tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên Hiệp hội Việt Nam) do TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch, làm Bí thư Đảng ủy.

Tin mới