Chủ nhật, 20/09/2020 17:00 (GMT+7)
Độc đáo cây cầu lâu đời nhất trên sông Hàn nâng hạ nhịp
Theo dõi KTMT trên
Cầu vàng đi bộ Nguyễn Văn Trỗi bắc qua sông Hàn, Đà Nẵng có thể nâng hạ cho tàu thuyền đi qua, nhưng ít ai biết đến. Điều này đã tạo sự bất ngờ cho mọi người sau cơn bão số 5 vừa qua.
|
Cầu Nguyễn Văn Trỗi - cây cầu lâu đời nhất trên dòng sông Hàn, nằm song song với cầu dây văng Trần Thị Lý, Đà Nẵng. |
|
Nhịp cầu được nâng hạ có tải trọng gần 200 tấn, dài 36m, rộng 8m. Khẩu độ tối đa có thể nâng hạ là 3,6m, bằng với chiều cao thông thuyền của cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý. |
|
Sau cơn bão số 5, Xí nghiệp Quản lý cầu thuộc Công ty Cổ phần Cầu đường Đà Nẵng vận hành nâng hạ cầu vàng đi bộ Nguyễn Văn Trỗi bắc qua sông Hàn để tàu thuyền tránh trú ở phía thượng nguồn trở về Cảng tàu thuyền du lịch trên sông Hàn. |
|
Các tàu du lịch nối đuôi nhau trở về bến khi trời quang mây tạnh. |
|
Mỗi 1 hệ thống nâng gồm mô tơ, kích nâng, trục dẫn định hướng. Để nâng hạ nhịp cầu nặng gần 200 tấn, hệ thống nâng gồm 4 mô-tơ điện loại lớn vận hành 4 kích lớn... |
|
...mỗi kích chịu lực 100 tấn, tổng cộng 4 kích nâng hạ 400 tấn, đôi trọng lượng nhịp cầu. |
|
Hệ thống mô tơ điều khiển kích nâng hạ. Nhịp nâng của cầu Nguyễn Văn Trỗi có vận tốc là 0,233 m/phút. |
|
Tàu du lịch này trước đó chạy về phía thượng nguồn tránh bão số 5. Sau khi hết bão, tàu trở về vị trí neo đậu ở Cảng tàu thuyền du lịch trên sông Hàn, đoạn gần cầu Sông Hàn. |
|
Nhiều người lần đầu chứng kiến cảnh tượng nhịp cầu Nguyễn Văn Trỗi được nhấc bổng như thế này. |
|
Lâu nay, cầu Nguyễn Văn Trỗi là điểm "check-in" của nhiều bạn trẻ vào mỗi dịp cuối ngày hoặc cuối tuần. |
|
Cầu Nguyễn Văn Trỗi (tên trước đây là cầu Nguyễn Hoàng) được xây dựng năm 1965 và là cầu đường bộ đầu tiên bắc qua sông Hàn. Trước đó, năm 1960, cầu Trần Thị Lý (có tên là Trịnh Minh Thế) đã được xây dựng cách 70m về phía thượng lưu sông. Đây là cầu đường sắt, sau năm 1975 mới cải tạo thành cầu đường bộ. |
|
Mục đích ban đầu của cây cầu này là phục vụ việc vận chuyển khí tài từ cảng Tiên Sa vào Đà Nẵng nên quân đội Mỹ chỉ xây dựng theo kiểu dã chiến. Cầu gồm 14 nhịp dàn thép PONI có tổng chiều dài hơn 513m, khổ cầu 10,5m, phần xe chạy 8,5m, không có lề cho người đi bộ. |
|
Cầu Nguyễn Văn Trỗi được thiết kế có hình dạng kiến trúc đặc biệt và kết cấu phức tạp. |
|
Dự kiến khi cầu Trần Thị Lý khánh thành ngày 29/3/2013, cầu Nguyễn Văn Trỗi sẽ được tháo dỡ. Tuy nhiên, TP.Đà Nẵng đã giữ lại làm cầu đi bộ, tạo điểm dừng chân cho du khách ngắm nhìn thành phố sông Hàn. |
|
Năm 2015, cầu được tính toán thiết kế thêm hệ thống nâng hạ, nhằm phục vụ vận tải đường thủy nhất là mưa bão. Gói thầu do Liên danh Công ty CP TM Kỹ thuật Hải Anh và Công ty TNHH Xây lắp SXTM Dịch vụ Trường Long thực hiện, với tổng số vốn là 12,5 tỉ đồng. |
|
Thời gian để nhịp cầu nâng lên đạt khẩu độ tối đa mất khoảng 30 phút. Khi nhịp cầu nâng lên, tạo khoảng không để tàu thuyền đi qua khoảng từ 6-10m, bề rộng luồng lạch cho tàu thuyền qua lại khoảng 40m, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền loại lớn có thể lưu thông qua lại, tránh trú mưa bão. |
|
Lần đầu tiên, người dân Đà Nẵng được chứng kiến cảnh tàu thuyền qua lại dưới cây cầu Nguyễn Văn Trỗi. |
|
Cận cảnh vị trí nhịp cầu được nâng lên khỏi mặt cầu. |
Hà Khánh