Thứ bảy, 27/04/2024 11:28 (GMT+7)
Thứ tư, 14/12/2022 06:50 (GMT+7)

Đắk Lắk: Nỗ lực bảo vệ môi trường từ thôn, xã

Theo dõi KTMT trên

Tổ hợp tác dịch vụ môi trường Thanh niên xã Dur Kmăl - huyện Krông Ana được thành lập và đi vào hoạt động; việc thu gom, vận chuyển rác thải của người dân đã đưa cảnh quan môi trường khu vực nông thôn trở nên sạch - đẹp hơn.

Với thực tế, trước đây, trên địa bàn xã Dur Kmăl thường xuyên xuất hiện những bãi rác tự phát dọc các tuyến đường, khu vực đèo buôn Triết và các khu vực ngã ba… Sự thiếu ý thức của một bộ phận người dân khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương gây nhiều bức xúc trong cộng đồng và cũng là nỗi trăn trở của chính quyền địa phương.

Trước thực trạng đó, vào các ngày thứ bảy hoặc chủ nhật, Đoàn Thanh niên xã thường tổ chức ra quân thu gom, vệ sinh môi trường ở các điểm xuất hiện những bãi rác này, nhưng cũng không thể xử lý dứt điểm được. 

Vào đầu tháng 10/2022, Đoàn xã Dur Kmăl đã vận động đoàn viên, thanh niên địa phương cùng đứng ra thành lập Tổ hợp tác dịch vụ môi trường Thanh niên, với nhiệm vụ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. Theo đó, 6 đoàn viên, thanh niên đã tham gia góp vốn với số tiền 200 triệu đồng để thành lập Tổ hợp tác và mua xe máy cày làm phương tiện thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trong cộng đồng dân cư. Cùng với đó, Tổ hợp tác thuê thêm hai lao động là để thực hiện thu gom với mức phí chi trả 500 nghìn đồng/người/ngày thu gom.

Đắk Lắk: Nỗ lực bảo vệ môi trường từ thôn, xã - Ảnh 1
Nhân viên thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thôn Sơn Thọ.

Anh Hoàng Văn Nghị - Bí thư Đoàn xã Dur Kmăl, là một thành viên trong Tổ hợp tác chia sẻ: Mục đích thành lập Tổ hợp tác nhằm góp phần chung tay với cấp ủy, chính quyền địa phương và các bà con nhân dân trong xã giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt. Bởi thực tế thời gian qua cho thấy, do không có đơn vị thu gom rác nên nhiều hộ dân đã chọn những đoạn đường ít người qua lại để tập kết rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Không những thế, mục tiêu chúng tôi hướng đến là thay đổi nhận thức, trách nhiệm của người dân trong công tác thu gom, xử lý rác thải.

Đây cũng là hoạt động thiết thực để xã Dur Kmăl sớm hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, tạo cảnh quan cho các khu dân cư luôn xanh - sạch - đẹp, anh Nghị chia sẻ thêm.

Bên cạnh đó, do Tổ hợp tác mới đi vào hoạt động cũng như do nhận thức của người dân chưa cao nên tỷ lệ đăng ký dịch vụ thu gom rác trên địa bàn xã còn hạn chế, hiện chỉ mới có người dân của 3/7 thôn, buôn sử dụng dịch vụ. Vì thế, nguồn phí thu được của Tổ hợp tác không đủ để chi trả các khoản thuê lao động, xăng xe.

Tuy nhiên, với mục tiêu hướng đến là nâng cao nhận thức cho người dân, từng bước đưa công tác vệ sinh môi trường trở thành trách nhiệm của cả cộng đồng nên Tổ hợp tác vẫn thực hiện thu gom theo lộ trình đề ra. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đến các thôn, buôn khác để các hộ dân hiểu và đăng ký sử dụng dịch vụ thu gom rác thải, đảm bảo môi trường sống an toàn, sạch đẹp.

PV TT Tây Nguyên

Bạn đang đọc bài viết Đắk Lắk: Nỗ lực bảo vệ môi trường từ thôn, xã. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thái Bình: Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh lúa gạo bền vững
UBND tỉnh Thái Bình vừa có văn bản yêu cầu các huyện, thành phố quan tâm một cách thiết thực, quản lý và sử dụng có hiệu quả cao quỹ đất sản xuất lúa của địa phương không để lãng phí nguồn lực đất đai. Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh lúa, gạo bền vững.
Khai thác du lịch bền vững Công viên địa chất Lạng Sơn
UBND tỉnh Lạng Sơn đã trình bộ hồ sơ lên UNESCO công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu, dự kiến cơ bản xong trước tháng 7/2024. Qua đó hướng tới mở cửa cho công chúng tham quan, khai thác phát triển du lịch bền vững.
Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.

Tin mới