Thứ năm, 21/11/2024 19:46 (GMT+7)
Thứ hai, 20/11/2023 11:47 (GMT+7)

Đại biểu Quốc hội nêu 5 khó khăn trong công tác xử lý ô nhiễm rác thải

Theo dõi KTMT trên

Tại chương trình Kỳ họp thứ 6, ngày 20/11, Đại biểu Trần Thị Thanh Lam - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre đã bày tỏ sự quan tâm lớn đến vấn đề xử lý ô nhiễm rác thải. Theo đó đại biểu đưa ra những khó khăn trong công tác xử lý ô nhiễm đang tồn tại.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, 8h00 sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp.

Theo đó, sau phần thảo luận của các vị đại biểu Quốc hội tại hội trường, thành viên Chính phủ và các cơ quan, cá nhân có liên quan giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Đại biểu Quốc hội nêu 5 khó khăn trong công tác xử lý ô nhiễm rác thải - Ảnh 1
Đại biểu Trần Thị Thanh Lam - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre. 

Quan tâm đến việc xử lý rác thải gây ô nhiễm môi trường, Đại biểu Trần Thị Thanh Lam nêu thực tế những giải pháp đang triển khai hiện nay chưa đạt hiệu quả cao. 

Đại biểu cho biết, theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi đến các Đoàn đại biểu Quốc hội và qua trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, đại biểu nêu một số khó khăn đa số các địa phương và cử tri đang đối mặt trong công tác xử lý ô nhiễm từ rác thải. Đó là, mặc dù Quốc hội đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược và nhiều văn bản chỉ đạo khác nhưng một số văn bản pháp luật chưa đi vào cuộc sống 

Khó khăn thứ hai là tình trạng chậm, nợ ban hành một số văn bản hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường sau hơn 20 tháng luật có hiệu lực thi hành nhưng vẫn chưa có quy định về định giá dịch vụ xử lý việc thu gom vận chuyển chất thải rắn.

Khó khăn thứ 3 như Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu, đó là Chủ trương xã hội hoá mời gọi các nhà đầu tư tham gia lĩnh vực này đang gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, đại biểu cho rằng cần phải nhận diện lại vấn đề là xã hội hoá ở mức độ nào, khâu nào thì có khả thi. 

Ví dụ như về công nghệ - kỹ thuật, về đất đai, về vốn đầu tư đều mong muốn xã hội hoá  trong khi các dự án xử lý rác hiệu quả kinh tế không cao thì khó có thể kêu gọi nhà đầu tư tham gia và chính vì các dự án xử lý rác nặng trách nhiệm xã hội, hiệu quả về kinh tế thấp nên các Ngân hàng thương mại không "mặn mà" cho vay đối với các dự án vì thế có rất ít nhà đầu tư trong nước có đủ nguồn lực để đầu tư vào lĩnh vực này.

Khó khăn thứ tư là nhiều doanh nghiệp cho biết khó khăn lớn nhất là nguồn rác đầu vào không đảm bảo nhu cầu vận hành nhà máy. Việc tìm kiếm hợp đồng xử lý rác công nghiệp để bù đắp lượng rác thiếu hụt cũng không khả thi.

Bộ Tài nguyên và Môi trường với trách nhiệm là cơ quản quản lý nhà nước và các Bộ có liên quan cần xem xét trách nhiệm trong quy hoạch vùng để đầu tư nhà máy xử lý, giải quyết lượng rác thu gom không đủ so với công suất của nhà máy.

Đại biểu Quốc hội nêu 5 khó khăn trong công tác xử lý ô nhiễm rác thải - Ảnh 2
Toàn cảnh phiên họp thứ 6, ngày 20/11. 

Khó khăn thứ năm được đại biểu nêu là bên cạnh vướng mắc về vốn đầu tư, cơ sở pháp lý, các cơ chế chính sách, hỗ trợ khuyến khích đối với nhà đầu tư trong việc thu gom, xử lý rác thải, thì tại một số cơ quan, đơn vị và cá nhân ở các địa phương chưa thể hiện tinh thần trách nhiệm, vai trò của mình, còn lơ là, chưa thật tâm quyết trong công tác xử lý rác thải.

Tình trạng phân loại rác tại nguồn còn nhiều khó khăn, một số nơi theo hướng dẫn người dân có thực hiện chia ra nhưng khi rác được tập trung thì chỉ còn 1 loại; một số nơi gom rác 01 phần, phần còn lại để người dân tự xử lý …., nhận thức của người dân trong bảo vệ môi trường chưa đồng đều, chưa thật sự lan tỏa,…..Từ đó dẫn đến lượng rác khó xử lý ngày một nhiều hơn dẫn đến tình trạng quá tải, tỷ lệ xử lý rác bằng hình thức chôn lấp chưa thể kéo giảm và chưa có giải pháp hữu hiệu để xử lý.

Từ những khó khăn trên, đại biểu tiếp tục kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài nguyên Môi trường và các bộ ngành có liên quan cần quyết liệt hơn nữa trong xử lý các ý kiến kiến nghị này của cử tri, sớm có hành động cụ thể để xử lý ngay những vấn đề tồn tại trước mắt và lâu dài trong xử lý rác thải, nhất là rác thải rắn, để bảo vệ môi trường sống cho người dân ở tầm quốc gia bằng những giải pháp chiến lược mang tính đột phá. 

Chú trọng thực hiện bài toán quy hoạch liên vùng, tập trung đầu tư và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, giúp giải quyết bài toán giữa lợi ích kinh tế và môi trường góp phần giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường hướng tới một mô hình kinh tế bền vững, một nền kinh tế xanh và phúc lợi cho xã hội.

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Đại biểu Quốc hội nêu 5 khó khăn trong công tác xử lý ô nhiễm rác thải. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.