Thứ năm, 03/04/2025 09:11 (GMT+7)
Thứ bảy, 26/08/2023 09:58 (GMT+7)

Báo động đỏ về ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp Vĩnh Phúc

Theo dõi KTMT trên

Vĩnh Phúc là một tỉnh hiện có tốc độ phát triển kinh tế đặc biệt cao. Song, cũng chính vì vậy mà tỉnh đã và đang gặp nhiều cản trở giữa sự cân bằng nhu cầu hoạt động công nghiệp với yêu cầu về công tác bảo vệ môi trường.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 8 khu công nghiệp, 11 cụm công nghiệp đang hoạt động với hàng trăm cơ sở sản xuất, cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài khu công nghiệp, 27 làng nghề được công nhận. Cùng với đó, tổng lượng nước thải tại các khu công nghiệp hiện khoảng 11.550m3/ngày đêm; tại các cơ sở sản xuất ngoài khu công nghiệp là 2.000m3/ngày đêm và tại các làng nghề khoảng 9.300m3/ngày đêm.

Thực tế, các khu công nghiệp Vĩnh Phúc hầu hết đã qua đầu hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhờ đó, nguồn nước thải ra cơ bản đảm bảo đạt quy chuẩn môi trường. Tuy nhiên, tại các cơ sở ngoài khu công nghiệp và tại các làng nghề thì việc xử lý nước thải vẫn đang là vấn đề đáng lo ngại. Bởi, các làng nghề tại đây không tập trung một chỗ mà phân bổ quanh địa bàn tỉnh, đồng thời cũng chưa coi trọng việc đầu tư hệ thống thu gom, xử lý các loại chất thải... Theo đó, nếu tỉnh không vận hành công tác quản lý chặt chẽ mà để xảy ra tình trạng xả thải chưa qua xử lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, đặc biệt là đối với những hộ dân sống xung quanh cơ sở sản xuất.

Điển hình nhất thời gian gần đây chính là vụ việc của một nhà máy gạch quy mô lớn và hoạt động lâu năm trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Trước đó, ngày 21/8/2023, người dân thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên đã dựng lều bạt và có mặt ở cổng Công ty Cổ phần Prime Vĩnh Phúc chặn không cho công nhân vào làm việc. Theo phản ánh, doanh nghiệp này liên tục xả nước thải ra môi trường khiến nguồn nước đen ngòm, bốc mùi nồng nặc, ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống cũng như sức khỏe của người dân trong khu vực.

Báo động đỏ về ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp Vĩnh Phúc - Ảnh 1
Lấy mẫu, xét nghiệm nguồn nước thải từ Công ty CP Prime Vĩnh Phúc.
(Ảnh: Bảo Nguyên.)

Hiện, UBND huyện Bình Xuyên đã tổ chức họp các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp, đồng thời chỉ đạo Công an huyện vào cuộc làm rõ nguyên nhân xảy ra sự cố. Song, điều đáng nói ở đây là doanh nghiệp này từng đoạt giải Nhất Hội thi “Doanh nghiệp với công tác bảo vệ môi trường” của tỉnh Vĩnh Phúc vào năm 2016. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng đạt được xét 3 chứng nhận về hệ thống quản lý, là: ISO 9001:2008 về sự khoa học, chặt chẽ, sáng tạo và phát triển; OHSAS 18001:2007 về đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về An toàn sức khỏe nghề nghiệp; ISO 14001:2004 về đạt tiêu chuẩn về đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.../. Đáng buồn, doanh nghiệp đạt thành tựu về môi trường vốn dĩ lại không đảm bảo thực hiện công tác bảo vệ môi trường.

Cách đây không lâu, Công ty CP môi trường công nghệ Việt ở huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc cũng liên tục được réo tên khi vi phạm về môi trường một cách nghiêm trọng. Cụ thể, công ty đã phải nộp phạt hàng trăm triệu đồng và bị đình chỉ hoạt động trong 4,5 tháng do không thực hiện nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp đốt tiêu thụ nhiệt năng công suất 150 tấn/ngày đêm. Thậm chí, công ty còn không có giấy phép môi trường theo quy định nhưng vẫn ung dung vận hành lò đốt rác thải chưa qua kiểm định.

Báo động đỏ về ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp Vĩnh Phúc - Ảnh 2
Lò đốt rác của Công ty cổ phần Môi trường công nghệ Việt
(Ảnh: Báo Vĩnh Phúc).

Dễ thấy, việc tuân thủ các quy định của các doanh nghiệp còn mang tính hình thức, thêm vào đó việc vận hành các hệ thống xử lý nước thải và rác thải tập trung vẫn mang tính đối phó và chưa thực sự hiệu quả.

Trước tình trạng này đòi hỏi chính quyền Vĩnh Phúc cần quan tâm chỉ đạo các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, rà soát các cơ sở sản xuất. Trường hợp phát hiện các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh gây ô nhiễm thì cần xử lý nghiêm để lập lại kỷ cương và bảo vệ môi trường. Bởi suy cho cùng, phát triển kinh tế bền vững buộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường thì mới có thể đảm bảo chất lượng sống tốt nhất cho người dân. 

Hải Ly

Bạn đang đọc bài viết Báo động đỏ về ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp Vĩnh Phúc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới

Thay đổi công suất sản xuất và bổ sung sản phẩm: Dự án có phải xin cấp lại giấy phép môi trường?
Tình huống pháp lý của một công ty hoạt động sản xuất vật tư y tế đã được cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, nay có kế hoạch nhằm bổ sung thêm một mã sản phẩm mới, tăng công suất sản xuất lên 21% so với trước đây.