Thứ sáu, 22/11/2024 19:46 (GMT+7)
Chủ nhật, 19/02/2023 10:30 (GMT+7)

Nhiều địa phương ở Vĩnh Phúc được đầu tư nhà máy xử lý nước thải

Theo dõi KTMT trên

Dự án quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) với tổng nguồn vốn 220 triệu USD (tương đương 4.815,8 tỷ đồng).

Các thị trấn Thổ Tang (huyện Vĩnh Tường), Tam Hồng (huyện Yên Lạc), Yên Lạc (huyện Yên Lạc) và Hương Canh (huyện Bình Xuyên) sẽ là những địa phương đầu tiên của Vĩnh Phúc có nhà máy thu gom và xử lý nước thải khu dân cư.

Những công trình kể trên thuộc Hợp phần 2 của Dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc, vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB), nhằm giảm ô nhiễm nước sông Phan và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường trong các khu vực đông dân cư được lựa chọn.

Nhiều địa phương ở Vĩnh Phúc được đầu tư nhà máy xử lý nước thải - Ảnh 1
Nhà máy xử lý nước thải đang được triển khai tại thị trấn Thổ Tang.

Được biết, nhà máy thu gom và xử lý nước thải thị trấn Thổ Tang được triển khai xây dựng có công suất khoảng 2.000 m3/ngày đêm, với 3km đường ống thu gom nước thải và 3 trạm bơm nước thải.

Nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý sẽ đạt QCVN 14:2008/BTNMT về nước thải sinh hoạt theo mục đích sử dụng nước của nguồn tiếp nhận. Khi đi vào hoạt động, những nhà máy này sẽ góp phần quan trọng trong việc xử lý vấn đề nước thải ở địa phương, hướng tới môi trường xanh và bền vững. Bên cạnh đó, dự án còn góp phần bảo đảm kiểm soát lũ tại lưu vực trung tâm của tỉnh Vĩnh Phúc và ngăn chặn sự suy thoái nhanh chóng của chất lượng nước mặt sông Phan (đoạn chảy qua địa phận Thổ Tang và huyện Vĩnh Tường).

Công trình Nhà máy thu gom và xử lý nước thải thị trấn Thổ Tang thuộc Hợp phần 2 – Quản lý môi trường nước của Dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc, vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB). Với mục tiêu cung cấp môi trường nước bền vững cho sự phát triển kinh tế - xã hội dài hạn của tỉnh Vĩnh Phúc, bảo đảm kiểm soát lũ tại lưu vực trung tâm của tỉnh và ngăn chặn sự suy thoái nhanh chóng của chất lượng nước mặt sông Phan (đoạn chảy qua địa phận Thổ Tang và huyện Vĩnh Tường).

Dự án còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông Phan và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường trong các khu vực đông dân cư như ở thị trấn Thổ Tang; tăng tính lâu bền của cơ sở hạ tầng đô thị và các dịch vụ đô thị tại Thổ Tang; giảm thiểu các bệnh dịch có nguyên nhân từ việc nước thải bị ứ đọng và không được xử lý; tạo điều kiện để thu hút đầu tư và và phát triển kinh tế - xã hội tại thị trấn Thổ Tang nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.

Được biết, Dự án quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) với tổng nguồn vốn 220 triệu USD (tương đương 4.815,8 tỷ đồng). Trong đó, vốn vay 150 triệu USD, vốn đối ứng 70 triệu USD. Địa điểm xây dựng là các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên; thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Trong đó, hợp phần 2, quản lý môi trường nước, đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải tại các thị trấn Thổ Tang, Tam Hồng, Yên Lạc, thị trấn Hương Canh và xây dựng 14 điểm xử lý nước thải phân tán dọc sông Phan.

Ngọc Hà

Bạn đang đọc bài viết Nhiều địa phương ở Vĩnh Phúc được đầu tư nhà máy xử lý nước thải. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới