Thứ sáu, 29/03/2024 04:39 (GMT+7)
Thứ ba, 19/01/2021 06:15 (GMT+7)

Chống biến đổi khí hậu: Chưa phải là quá muộn

Theo dõi KTMT trên

Nhiều cảnh báo cho rằng, chúng ta không thể ngăn chặn biến đổi khí hậu, bởi nó đã thực sự diễn ra. Tuy nhiên, có lẽ, chưa phải là quá muộn để đảo ngược những tác động thảm khốc mà biến đổi khí hậu gây ra.

Các dấu hiệu cảnh báo về biến đổi khí hậu đã rõ ràng trong thập kỷ qua. Những thay đổi về tổng lượng nhiệt được lưu trữ trong các đại dương và khí quyển có thể gây ra những ảnh hưởng to lớn đến hành tinh, đặc biệt là trên các sông băng, và tảng băng.

Trong thập kỷ qua, biển băng ở Bắc Cực đạt diện tích nhỏ nhất chưa từng có. Các tảng băng ở Greenland và Nam Cực cũng đang mất dần khối lượng, với tốc độ tan tăng nhanh chỉ trong thập kỷ qua.

Băng tan kéo theo hệ lụy là nước biển dâng cao. Tốc độ mực nước biển dâng trên toàn cầu ngày càng nhanh. Từ năm 2010 - 2018, mực nước biển dâng đã tăng lên trên 4 mm mỗi năm, tương ứng với gần 5 cm trong thập kỷ qua.

Chống biến đổi khí hậu: Chưa phải là quá muộn - Ảnh 1
Ảnh minh họa. (Internet)

Vào năm 2019, mực nước biển trung bình toàn cầu ở mức cao nhất trong kỷ lục. Tuy nhiên, đâu đó, con người vẫn không ngừng hy vọng có thể khiến tình hình tốt đẹp hơn. Bởi, chúng ta đang ngày càng hiểu rõ về nguyên nhân của biến đổi khí hậu và các giải pháp.

Thái độ trên toàn thế giới đối với biến đổi khí hậu cũng đã thay đổi trong thập kỷ qua. Những nơi từng có sự thiếu hiểu biết, lơ là và không tin tưởng vào các vấn đề môi trường, cũng đã trở thành khu vực có mối quan tâm lớn.

Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc và hiện tại là Mỹ đã cam kết đạt mức phát thải khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050.

Những hành động bảo vệ môi trường gần đây của người dân thế giới cũng được coi là chưa từng xảy ra. Hàng triệu người trên trên khắp thế giới cùng xuống đường, tham gia hành động vì khí hậu và yêu cầu những người có thẩm quyền thực hiện nhiều hơn.

Những minh chứng này cho thấy sự tiến bộ đáng kể trong hành động bảo vệ môi trường của con người suốt thập kỷ qua. Song, tình trạng biến đổi khí hậu ở hiện tại là một lời cảnh báo rằng, dù con người đang hành động, nhưng bấy nhiêu vẫn là chưa đủ. Chúng ta không thể ngăn chặn biến đổi khí hậu, bởi nó đã thực sự diễn ra. Tuy nhiên, có lẽ, chưa phải là quá muộn để đảo ngược những tác động thảm khốc mà biến đổi khí hậu gây ra.

Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres cảnh báo, loài người đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu và đang tiến gần tới “điểm không thể cứu vãn” trong cuộc khủng hoảng này. Trong một bài phân tích đăng trên Tạp chí khoa học Nature Communications, nhóm tác giả cho rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ “kiếm” được 336.000 và 422.000 tỉ USD vào năm 2100 nếu các nước hành động để giữ ngưỡng tăng nhiệt lần lượt ở mức 2oC và 1,5oC. Ngược lại, nếu các nước không đạt được những mục tiêu đặt ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, thế giới có thể sẽ mất tới 600.000 tỉ USD vào cuối thế kỷ.

Mới đây, tại Hội nghị kỷ niệm 5 năm ký Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi: "Tôi khẩn thiết đề nghị lãnh đạo các nước tuyên bố tình trạng khẩn cấp về khí hậu cho tới khi chúng ta đạt được mục tiêu trung hòa lượng khí thải carbon".

Đại dịch Covid-19 bùng phát đã khiến các quốc gia quên mất mục tiêu chống biến đổi khí hậu. Để nhanh chóng hồi sinh nền kinh tế, các quốc gia đã đưa ra nhiều gói kích thích kinh tế. Tuy nhiên, theo tổng thư ký Liên hợp quốc, vấn đề nằm ở chỗ các nước đang chi quá nhiều cho những lĩnh vực sử dụng nhiên liệu hóa thạch thay vì năng lượng sạch và có thể tái tạo.

"Điều này không thể chấp nhận được", ông Guterres nêu quan điểm đồng thời cho rằng số tiền hàng ngàn tỉ USD mà các nước dành ra để hồi phục kinh tế sẽ khiến thế hệ tương lai chịu hậu quả.

Người đứng đầu Liên hiệp quốc kế đó chứng minh bằng các con số: Các nước trong G20 - nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới - đã chi nhiều hơn 50% cho các lĩnh vực kích thích sử dụng nhiên liệu hóa thạch thay vì năng lượng sạch.

Một số quốc gia đã đưa ra các cam kết giảm phát thải CO2 trong hội nghị ngày 12/12. Chính phủ Anh cam kết sẽ ngừng hỗ trợ các dự án sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở nước ngoài. Nhật và Hàn Quốc tiếp tục cam kết đưa mức phát thải CO2 về 0 trước năm 2050 nhưng thiếu các cam kết cụ thể như không sử dụng nhiệt điện.

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Chống biến đổi khí hậu: Chưa phải là quá muộn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công
Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.