Việt Nam có Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn đến 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó mục tiêu năm 2025 là sử dụng 100% túi nilon thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương.
Tổng cục Hải quan Trung Quốc ngày 20/2 cho biết hải quan thành phố Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc) đã gửi trả lại 2 lô rác thải chất nhập khẩu về nơi mà các lô hàng này xuất phát.
Nền kinh tế sản xuất thông thường bắt đầu từ khai thác tài nguyên, sản xuất, tiêu dùng và cuối cùng là thải bỏ, thì nền kinh tế tuần hoàn hướng tới khôi phục và tái tạo để sản xuất các sản phẩm khác.
Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022, song phần đánh giá sơ bộ tác động đối với môi trường của một dự án lại có hiệu lực thi hành sớm hơn, từ ngày 1/2/2021.
Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa đề xuất UBND TP.HCM phương án vớt, thu gom chất thải rắn bằng công nghệ mới trên tuyến sông Vàm Thuật - Trường Đai - Tham Lương (đoạn từ sông Sài Gòn đến Khu công nghiệp Tân Bình).
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trung bình mỗi ngày lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh trên địa bàn thành phố ước tính khoảng 2.500-3.000 tấn, trong khi đó các bãi tập kết chung của thành phố đã lấp đầy.
Những đồ không được sử dụng là các vật dụng bằng nhựa gồm que khuấy, ống hút, dao, dĩa, thìa, đĩa và cốc nhựa dùng một lần, hộp đựng thức ăn nhanh, túi bóng, bình nhựa và chai nước dùng một lần...
Việc kiểm soát và quản lý hiệu quả chất thải rắn sinh hoạt đã trở thành vấn đề cấp bách của Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, đòi hỏi phải có giải pháp đột phá nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Nhật Bản khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tăng năng lực phát triển trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý và giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.
Sáng ngày 12/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp để cho ý kiến vào những vấn đề lớn của dự thảo Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi). Theo đó, lộ trình đến năm 2025, chất thải rắn sinh hoạt sẽ được thu phí theo khối lượng, chủng loại.
Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường đề ra lộ trình 5 năm để thực hiện việc thu phí xử lý rác thải sinh hoạt theo khối lượng, chủng loại trước ngày 1/1/2025.
Ngày 4/7, tại Quảng Ninh, Bộ Xây dựng đã tổ chức hội thảo tham vấn về hệ thống tín chỉ carbon trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn đô thị. Tham dự có đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Thế Giới, các chuyên gia và các doanh nghiệp trong ngành chất thải rắn khu vực miền Bắc và miền Trung.
Theo xác minh của Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, trên địa bàn tỉnh xảy ra hai điểm nóng về rác thải gây ô nhiễm môi trường là tại bãi rác tạm của thôn Đông Mẫu, xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc và nơi tập kết chất thải tái chế phế liệu, chất thải rắn sinh hoạt tại xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường.
Ngày 3/6, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội thảo thông tin về những quy định mới trong dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) để giải quyết những bất cập hiện nay trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH).
Tỉ lệ thu gom chất thải rắn, trong đó có nhựa thải là 80-100% tại các đô thị, 40-55% tại các khu vực nông thôn; trên cả nước 81% chất thải rắn được xử lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn.
TP.HCM phấn đấu đến năm 2025, 80% chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP được xử lý bằng công nghệ đốt rác phát điện hoặc tái chế, giảm dần và tiến tới không còn chôn lấp.
Để tiến tới xây dựng Cam Lộ trở thành huyện nông thôn mới, tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cùng địa phương này đẩy nhanh tiến độ thi công và đưa Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt vào vận hành vào đầu năm 2020…