Thứ bảy, 23/11/2024 16:33 (GMT+7)
Thứ hai, 15/04/2024 12:58 (GMT+7)

Cần dừng hẳn dự án khai thác, tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê để Hà Tĩnh phát triển bền vững và an toàn

Theo dõi KTMT trên

Dừng hẳn “Dự án khai thác, tuyển quặng, chế biến thép mỏ Thạch Khê” để Hà Tĩnh chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và an toàn là cách tiếp cận khoa học, có ý nghĩa thực tiễn.

Tóm tắt:

Mỏ quặng sắt Thạch Khê ở bờ ven biển Thạch Hà, bị phủ bởi các trầm tích cát, sét, sạn, than bùn. Cấu trúc địa chất mỏ hết sức phức tạp, vừa sâu lại gần biển (nóc thân quặng nông nhất bắt gặp ở độ cao -14,3m đến - 42,18m; đáy thân quặng gặp sâu nhất ở độ cao - 415,14m đến -419m và sâu nhất đến hơn -700m. Thân quặng sắt phân bố trong cát kết, bột kết xen kẽ đá phiến sét, phiến sét vôi và đá vôi, đá vôi dolomit bị hoa hoá. Điều kiện địa chất công trình- địa chất thuỷ văn cực kỳ phức tạp, hoàn toàn không thuận lợi cho khai thác. Là một mỏ quặng sắt độc nhật vô nhị trên thế giới, chưa có tiền lệ khai thác, chế biến. Nếu khai thác mỏ thì tiềm ẩn nguy cơ động đất, sóng thần cũng như nguy cơ ô nhiễm môi trường là hiện hữu: ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm, ô nhiễm nước biển, ô nhiễm hệ sinh thái biển cũng như cạn kiệt nước ngầm; ô nhiễm chất thải, ô nhiễm bụi trong không khí và ảnh hưởng tài nguyên kinh tế ven biển, thành phố Hà Tĩnh cũng như vùng lân cận.

Ngày nay, xu thế phát triển kinh tế - xã hội tất yếu trên toàn cầu không phải công "công nghiệp hóa" bắt đầu bằng công nghiệp nặng than, sắt mà bằng chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, kinh tế xanh (KTX), phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển an toàn về sức khoẻ, tính mạng con người, tài sản và cả nền kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, dừng hẳn “Dự án khai thác, tuyển quặng, chế biến thép mỏ Thạch Khê” để Hà Tĩnh chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và an toàn là cách tiếp cận khoa học, có ý nghĩa thực tiễn.

1. Khái quát đặc điểm địa chất mỏ quặng sắt Thạch Khê

1.1. Đặc điểm thân quặng sắt

a) Thân khoáng thứ sinh deluvi được hình thành do sự phá huỷ và bào mòn của thân quặng gốc; có dạng một hình rẽ quạt, với diện tích hơn 2km2; nằm ngang hay rất thoải trong phần thấp của trầm tích Neogen, hoặc nằm trực tiếp trên mặt bào mòn của đá gốc và một phần nhỏ nằm trực tiếp trên thân quặng gốc. Chiều dày của tầng Đệ Tứ và Neogen dao động 26-227m.

b) Thân quặng gốc bị đứt gẫy chia thành hai phần:

Phần phía nam thân quặng bị chìm dần vào trong đá cổ, có dạng vỉa vát mỏng từ từ về phía đông; chiều dày trung bình khoảng 70-80m, chiều rộng 200-400m và chiều dài hơn 600m. Phần phía tây rất phức tạp, kiểu phân nhánh cắm dốc về phía tây dưới góc 60-70º; phát triển trong các mặt bong lớp hoặc trong các khe nứt lớn. Chiều dày biểu kiến dao động 17,5m - 420m; trung bình khoảng 150m. Nóc thân khoáng nông nhất ở độ cao - 42,18m, sâu nhất ở độ cao – 658,2m. Đáy quặng gặp nông nhất ở độ cao - 419,75m và sâu nhất ở độ cao - 706,4m.

Phần phía bắc thân quặng nằm trong đới tụt của vùng có hoạt động kiến tạo mạnh mẽ có dạng các “chân sứa”. Chiều rộng biểu kiến của thân quặng dao động 300-400m đến 700m. Chiều dày gặp quặng trong các lỗ khoan dao động 22 - 273m. Nóc thân quặng nông nhất bắt gặp ở độ cao -14,3m đến -189,7m. Đáy thân quặng gặp sâu nhất ở độ cao - 415,14m. (hình1 ; [1, 2]).

Đá vây quanh thân quặng gồm đá sừng xen đá hoa (D1-2 tk), gặp ở phía bắc, phía tây bắc ; đá hoa xen kẽ đá sừng (C1) gặp ở đông bắc ; đá hoa (C2- P1) ở phía đông, đông nam thân quặng và bị phủ bởi tầng đá sừng (T2-3). Tầng đá sừng (T2-3) trong nếp lõm Nam Thạch Khê. Đá metasomatit tạo thành các riềm mỏng bao quanh thân quặng tại đới tiếp xúc với đá hoa tuổi (C2- P1) và đá sừng (T2-3). Có hiện tượng hang hốc carst trong một số lỗ khoan thăm dò. Trầm tích tầng Thạch Hà (Nth) phủ bất chỉnh hợp lên tất cả các đá cổ toàn bộ vùng mỏ. Từ dưới lên là cuội cơ sở, quặng sắt deluvi, cát sạn kết đa khoáng, bột kết, sét kết xen kẹp thấu kính than mỏng ; phần trên là cuội, sạn kết, cát kết, bột kết, sét kết mềm bở. Chiều dày của tầng khoảng 197m. Trầm tích hệ Đệ Tứ (Q) phủ bất chỉnh hợp lên tất cả các đá cổ trên toàn bộ vùng. Chiều dày của tầng Đệ Tứ đạt tới 40m.

1.2. Thành phần vật chất của quặng sắt và tải nguyên quặng sắt 

Khoáng vật quặng sắt nguyên sinh gồm có: magnetit, hematit, hydroxyt sắt, pyrit, chalcopyrit và các sulphua của Pb, Zn. Các khoáng vật phi quặng gồm chlorit, calcit, diopsit, vv. Trong quặng sắt thứ sinh có quặng oxy hoá và quặng deluvi, chủ yếu hematit và hydroxyt sắt. Hàm lượng sắt trung bình cho toàn mỏ là 58,04% (theo hàm lượng biên của sắt là 20%), cao nhất đạt 65,48 %Fe. Các thành phần có ích khác như Cr, Ni, Co không đáng kể, Mn: 0,251%. Theo tiêu chuẩn của Liên Xô (cũ), các thành phần có hại rất thấp, dưới mức cho phép S: 0,105%; P: 0,026%; Zn: 0,029%. Tuy nhiên, theo KrufLorlho Pacific (1996), hàm lượng của Zn là 0,7%, không phù hợp cho luyện kim hiện nay.

Tổng tài địa chất toàn mỏ (ngàn tấn quặng): 544.080,1; trong đó (121): 86.042,5; (122):325.913,5; (333):132.142,1 [3,5]. Theo tài liệu của nước ngoài, tổng tài nguyên địa chất mỏ 525,0252 triệu tấn quặng, trong đó: 493,052 triệu tấn với hàm lượng sắt 58,59% (trong khối tính Fe>35% và S<0,4%); 23 triệu tấn với hàm lượng lưu huỳnh trên 0,4% và 9 triệu tấn quặng có hàm lượng sắt nhỏ hơn 35%.[4] 

2. Điều kiện khai thác mỏ

2.1. Điều kiện địa chất thuỷ văn

Điều kiện địa chất thuỷ văn Thạch Khê (ĐCTV) rất phức tạp, bởi vì ba phía mỏ bị bao bọc bởi các khối nước mặt lớn (Biển Đông), sông Thạch Đồng và sông Hạ Vàng (sông Cửa Sót). Đá vây quanh, đặc biệt là giải đá hoa có carst ở phía đông và các trầm tích Đệ Tứ là các tầng chứa nước giàu. Thân quặng magnetit và đá vây quanh giàu nước. Phức hệ chứa nước trầm tích Neogen, tầng chứa nước không áp Đệ Tứ trên và có áp Trầm tích Đệ Tứ dưới. Nghèo nước hơn cả là các đá sét kết, bột kết, cát kết, đá sừng và đá granit ít bị nứt nẻ. Ở phía đông và phía tây khu mỏ, nước dưới đất có quan hệ thuỷ lực với nước mặt (nước biển và nước sông). Lượng nước mưa chảy vào moong khai thác lộ thiên đến -400m là 1759 550m/ngày và tổng lưu lượng nước dưới đất 1412 249m/ngày. Lưu lượng đơn vị nước chảy vào trên một đơn vị chiều dài chu vi bờ moong là 7952m3/ h-km. [3]

2.2. Điều kiện địa chất công trình (ĐCCT) 

Tầng trầm tích Đệ Tứ (Q) và trầm tích Neogen (N) dao động 26-227m. Trầm tích Q gồm cát đồng nhất phân bố trên toàn vùng dày 5-20m, trung bình 10m ở phía trên. Phần dưới gồm sét, sét pha, cát pha hoặc cát nguồn gốc sông-biển; dày 5-10m và dày hơn về phía biển. Trầm tích N gồm cuội sỏi, cát kết gắn kết yếu và chuyển lên là bột kết, sét kết có chứa thấu kính sét than, than. Có thể chia các đá cấu tạo nên vùng mỏ thành 3 lớp (M.M. Sergeev, 1978): lớp có liên kết yếu, lớp có liên kết yếu xen kẽ lớp có liên kết cứng và lớp có liên kết cứng. Có hiện tượng xói ngầm cơ học và cát chảy. Đá sừng ở phía nam khu mỏ chiếm diện tích 10-15km2 , dày 50-100m phân lớp mỏng, góc dốc của lớp 25-450, cắm về tây, tây nam. Phần trên đá bị phong hóa mạnh, có nơi biến thành sét, sét pha dày 10-20m. Đá hoa phân bố ở phía đông mỏ, chiếm diện tích 10-15km2, dày 150-500m. Đá bị nứt nẻ và carst mạnh với chiều dày 100-150m. Đá hoa xen đá sừng phân bố ở phía đông bắc và tây bắc chiếm diện tích 10-15km2; chiều dày 200-500m. Phần trên đá thường bị phong hóa mạnh, có nơi thành đất mềm, rời với chiều dày 10-20m Phía dưới là đới nứt nẻ dày 50-100m.

 2.3. Khả năng khai thác

Do cấu trúc địa chất phức tạp, điều kiện ĐCCT-ĐCTVvùng mỏ cực kỳ phức tạp [thuộc nhóm IV], nên cần có các đề án riêng nghiên cứu chuyên môn trong giai đoạn nghiên cứu khả thi.[2]. Các công trình nghiên cứu sau năm 1985 cũng chỉ chú ý đến “trữ lượng” quặng sắt [1], mà chưa chú ý đúng mức đến điều kiện ĐCCT-ĐCTV của mỏ khoáng: các đới carst, các đới nứt nẻ trong đá sừng, đá cát bột kết; quy mô và phương thức quan hệ thủy lực lực giữa nước mặt và nước dưới đất, với nước biển, bơm hút nước thí nghiệm quy mô khai thác, biện pháp tháo khô mỏ, vv…ảnh hưởng đến khai thác mỏ. Ở dưới sâu, có thể có dòng ngầm liên quan đến carst kéo dài ra Biển Đông? Công tác nghiên cứu địa vật lý (ĐVL) cần phải giải quyết trong tương lai là bản đồ phân bố hệ thống carst và khe nứt! Chiều dày lớp phủ dao động -20m đến trên -200m  thì khai thác lộ thiên cực kỳ phức tạp. Liệu có xây dựng được tường vây quanh khai trường có diện tích vài km2 với chiều dày tường 3-5m, chiều sâu tương ứng với tầng phủ (và phải đạt đến độ sâu của lớp đá có liên kết cứng) để phòng tránh cát chảy và nước ngầm-nước dưới đất chảy vào khai trường. Lượng đất bốc lớn hơn tổng tài nguyên quặng sắt đổ đi đâu và ảnh hưởng sẽ ra sao với môi trường?

Trên thế giới, các mỏ quặng sắt của Australia (Hamersley 160 triệu tấn quặng/năm), mỏ vàng Muruntau ở Uzbekistan dài 3,5km, rộng 2,7km, khai thác độ sâu 600m. Mỏ quặng sắt Krivoirog (Ukraina) trong đá trầm tích biến chất, quarsit, mỏ KMA (Nga) vừa khai thác lộ thiên 400-600m  và tiếp tục khai thác hầm lò do đá vây quanh là đá biến chất, cứng, chắc có tính chất cơ lý tốt.[1,2].

 2.4. Nhận xét về khả năng khai thác

Đặc điểm cấu trúc địa chất vùng mỏ Thạch Khê hết sức phức tạp, Thân quặng vừa dưới sâu lại gần biển, nằm dưới trầm tích bở rời. Điều kiện ĐCTV–ĐCCT vùng cực kỳ phức tạp, đặc biệt là tháo khô mỏ. Quy phạm phân chia nhóm mỏ thăm dò hay ĐCTV –ĐCCT ta áp dụng của LX (cũ) đều không có các mỏ khoáng sản rắn sát biển và bị phủ bởi trầm thích hệ Đệ Tứ như ở Việt Nam. Đây là mỏ quặng sắt độc nhất vô nghị trên thế giới và ở Việt Nam nói riêng. Hiện nay, chưa có một nước nào khai thác quặng sắt dưới sâu, sát bờ biển, trừ khai thác sa khoáng ilmenit-quặng titan. Chính vì vậy, từ những dẫn liệu trên, tôi cho rằng, hiện nay với công nghệ hiện có, không thể khai thác được quặng sắt Thạch Khê bởi vì phát triển bền vững phải đảm bảo sự hài hòa giữ phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường theo chủ trương không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế. Nên chấm dứt dự án để phát triển kinh tế xanh hợp với xu thế ngày nay là phương án tối ưu.

Cần dừng hẳn dự án khai thác, tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê để Hà Tĩnh phát triển bền vững và an toàn - Ảnh 1
Ảnh minh họa.
Cần dừng hẳn dự án khai thác, tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê để Hà Tĩnh phát triển bền vững và an toàn - Ảnh 2
Hình 1: Bản đồ địa chất mỏ quặng sắt Thạch Khê [2]

3. Tiềm ẩn rủi ro ô nhiễm môi trường và mất an toàn nếu khai thác mỏ

Do điều kiện khai thác cực kỳ phức tạp (mục 2), nằm sát biển, ở độ sâu -550m và lớn hơn; thân quặng nằm dưới các đá có kết cấu mềm yếu và đá vôi bị nứt nẻ nên việc khai thác sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nếu khai thác thì sẽ có rất nhiều vấn đề về kinh tế và môi trường tiềm ẩn.

3.1. Sát lở bờ moong

Theo dự kiến của tập đoàn Than Khoáng sản (TKV) và  Công ty cổ phần mỏ sắt Thạch Khê (TIC), chiều rộng khai trường khoảng 2000m, chiều dài khoảng 4000m và sâu -550m. Các trầm tích bở rời từ mặt đất tới độ sâu -120 và lớn hơn, nguy cơ sẽ bị sạt sở rất cao. Thực tế, trước năm 2011 đã bóc tầng phủ xuống độ sâu 34m đã bị sạt lở bờ moong và nước tràn vào. Thân quặng có chiều dày lớp phủ dao động -20 đến trên -200m  thì khai thác lộ thiên cực kỳ phức tạp. Liệu có xây dựng được tường vây quanh khai trường có diện tích vài km2 với chiều dày tường 3-5m, chiều sâu tương ứng với tầng phủ (và phải đạt đến độ sâu của lớp đá có liên kết cứng) để phòng tránh cát chảy và nước ngầm-nước dưới đất chảy vào khai trường (và tiềm ẩn nước ngầm và nước từ các hang carst).

3.2 Ô nhiễm tiếng ồn và ô niễm không khí do cát và bụi quặng

Khai trường rất rộng lớn, tiếng ồn từ các thiết bị khoan, nổ mìn đá và quặng sẽ vang dội cả một vùng rộng lớn, ảnh hưởng đến người dân các xã lân cận. Tiếng ồn từ các xe tải chở quặng lại càng tác động rất lớn tới cả vùng, trong đó có thành phố Hà Tĩnh. Mặt khác, do quá trình nổ mìn quy mô công nghiệp để phá các tảng đá và quặng lớn, máy nghiền quặng sẽ càng gây ra tiếng ồn và bụi mịn đến cà vùng ven biển theo chiều dài, kể cả thành phố Hà Tĩnh (nay cách khoảng 7km vì thành phố đã được mở rộng). Liệu TIC có xây dựng được hệ thống mái che cho toàn bộ phân xưởng nghiền quặng để không phát tán bụi quặng?

3.3. Hạ mực nước ngầm và nhiễm mặn khu dân cư, đất canh tác

Trong các cồn cát ven biển, nước ngầm tồn tại dưới dạng các thấu kính nước ngọt có liên hệ chặt chẽ với nước biển. Khi khai thác quặng sắt ở quy mô moong rộng lớn và sâu sẽ hút nước ngọt và làm giảm mực nước ngầm của toàn vùng, đặc biệt là trong các giếng sinh hoạt của dân cư. Khi hạ mực nước ngầm, ranh giới mặn ngọt của các phức hệ chứa nước trong các thấu kính liên thông với nước biển sẽ dịch chuển vào phía đất liền, gây nhiễm mặn nước ngọt. Càng khai thác xuống càng sâu, mực nước ngầm càng hạ xuống thấp, suy giảm và nguy cơ cạn kiệt, sa mạc hóa cả vùng mỏ của 5 xã lân cận vùng mỏ. Theo hiện trạng thực tế hiện nay, cũng nư báo cáo của UBND huyện Thạch Hà và xã Thạch Hải tại buổi tọa đàm trực tuyến (do báo Đại Đoàn kết tổ chức, 16/08/2023), từ năm 2011 đến nay mực nước ngầm bị hạ thấp mạnh do Công ty Khai thác sắt Thạch Khê bóc thử đất đá đến độ sâu 34m.

Vấn đề ô nhiễm sulphat và axit đất canh tác là hiện hữu vì vùng Bãi Ngang là đất cát do nước thải của mỏ, khi các mương thoát này không có kết cấu cách nước bền vững (đạt đến độ sâu của tầng cách nước - đất sét). Bãi thải bùn cát sẽ trôi xuống đáy moong khai thác. Các bãi thải phải có kết cấu sao cho nước mỏ không thể thấm ra xung quanh và dưới đáy bãi thải, có nghĩa là đáy bãi thải phải là tầng đá cách nước (tầng sét dày).

3.4. Tác động do bãi thải đá xuống biển

Dự án khai thác lộ thiên sẽ bóc khối lượng đất đá thải trên 600 triệu tấn. Việc đổ đất đá thải xuống biển sẽ có tác động rất lớn đến địa hình và cảnh quan đường bờ biển. Cần nghiên cứu một cách chi tiết và đầy đủ,dự báo một cách có cơ sở khoa học và thực tiễn về động lực biển, chế dộ dòng chảy, chế dộ thủy động lực, cân bằng trầm tích, địa hình đáy biển và tính ổn định bờ biển của vùng lân cận ở phía Bắc (Nghệ An) và phía Nam (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng); ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy hải sản, du lịch; các hệ sinh thái và môi trường ven biển; tích tụ các hợp chất gây ôn nhiễm trong môi trường nước, trong sinh vật biển và vật liệu trầm tích và các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng mỏ.

Mặt khác, trong quặng có hàm lượng kẽm cao [4], có arsen; hàm lượng lưu huỳnh cao là không có lợi cho luyện kim và các nguyên tố kim loại nặng dạng hợp chất sulphua (đồng, chì, kẽm) sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái nói chung và sức khỏe cộng đồng nói riêng (bảng 2). Bản thân mỏ khoáng là một dị thường, nếu ta tác động vào mà không kiểm soát được thì vô cùng nguy hiểm cho môi tường sinh thái nói chung và cho cộng đồng xã hội nói riêng.

Rõ ràng các quá trình này luôn luôn tạo ra các axit sulphric, các muối carbonat của chì và kẽm trong đất, trong nước biển và nước bề mặt và sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trong mẫu nước của mong mở vỉa Thạch Khê cho hay, độ Ph trung tính và hơi axit, hàm lượng các kim loại nặng khá cao; hàm lượng ion Fe rất cao, vượt cả tiêu chuẩn dùng cho tưới tiêu, thủy lợi. Nếu khai thác đến độ sâu -550m tức là quặng sắt giàu, cao lưu huỳnh và các pha cuối cùng của quá trình tạo quặng (pha tạo các sulphua kim loại nặng), thì chắc chắn hàm lượng các nguyên tố trên sẽ tăng cao đặc biệt rất có khả năng tích lũy kim loại nặng trong sinh khối sinh vật vùng nuôi trồng thủy hải sản.

3.5. Tiềm ẩn nguy cơ động đất, sóng thần

Các công trình nghiên cứ từ Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu, Viện KHCN Việt Nam cho đến 2017 cho thấy, vùng mỏ sắt Thạch Khê nói riêng, vùng Hà Tĩnh nói chung có thể xảy ra động đất và sóng thần tiềm năng. Theo bản đồ phân vùng địa chấn lãnh thổ Việt Nam, Hà Tĩnh và Bắc trung Bộ là nơi có động đất mạnh thứ hai sau Tây Bắc Việt Nam. Tài liệu địa chất – địa chấn đã xác định cáchệ thống đứt gãy sây theo phương Tây Bắc- Đông Nam (Sông Hồng, Sông Đà, Sông Mã, Sông Cả, Khe Bố, Sông Rào Nậy, vv..) và chính các đứt gãy gâu này có thể tái hoạt động kiến tạo nên gây ra động đất trên đất liền và sóng thần ngoài Biển Đông theo chu kỳ.

Việc khai thác quặng sắt Thạch Khê đến độ sâu thiết kế trên dưới độ sâu -500 m có thể gây ra nền cực đại tới cấp VIII và cao hơn theo thang MSK-64. Thêm vào đó, có thể gây ra động đất kích thích hay động đất thứ phát do hoạt động khai thác.

Do đặc điểm khúc khuỷu và cong của bờ biển sắt Việt Nam cũng dễ bị đe dọa bởi các đợt sóng thần phát sinh ngoài Biển Đông, từ phía tây Philipin là hiện hữu. Như vậy, khai thác quặng sắt Thạch Khê đến độ sâu thiết kế trên dưới độ sâu trên dưới -500 m ở vùng có tiềm ẩn rủi ro sóng thần và động đất có thể gây ra hậu quả vô cùng nguy hiểm cho toàn vùng Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh.

 3.6. Tác động đến hoạt động kinh tế biển-du lịch

Từ các mục 2,3 thấy rằng, tiềm ẩn ô nhiễm môi trường là hiện hữu, từ nước ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, nước biển, sinh thái biển cũng như cạn kiệt nước ngầm, ô nhiễm bụi trong không khí và ảnh hưởng đến tài nguyên kinh tế ven biển – du lịch và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, quần thể danh lam thắng cảnh lịch sử, văn hóa và tâm linh, vv. Hiện tại, thành phố Hà Tĩnh cách mỏ sắt Thạch Khê khoảng 6km sẽ chịu ô nhiễm rất nặng, trở thành thành phố nâu nếu khai thác mỏ quặng sắt. Bãi biển du lịch từ Thạch Hải đến Bắc Thiên Cầm dài khoảng 20km sẽ không còn phát triển du lịch được nữa. Sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt sẽ bị ảnh hưởng nặng khi tụt nước ngầm. Cuộc sống của người dân sẽ mất an toàn trước các sự cố về mỏ…, chưa kể là rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu, sóng thần…

Đây là mỏ quặng sắt độc nhất vô nhị trên thế giới, vừa nằm dưới mực nước biển, gần bờ biển, dưới trầm tích bở rời dày, phân bố trong đới tiếp xúc giữa đá carbonat và đá magma xâm nhập. Công nghệ khai thác mỏ quặng chưa có tiền lệ trên thế giới và Việt Nam sẽ gặp muôn vàn khó khăn và rủi ro có thể xẩy ra. Hơn thế nữa, quặng nằm trong đá skarn và đá vôi có các hang carst chứa nước. Khối lượng bóc đất đá thải từ đại công trường vô cùng lớn, khoảng hơn 650 triệu mét khối. Nếu khai thác suống 400-550m, mở rộng khai trương lên 4-5 lần thì khi bơm nước tháo khô mỏ rất có khả năng nước biển từ Biển Đông và phía sông Hạ Vàng  sẽ xâm nhập vào các tầng chứa nước ngọt trong các cồn cát. Cuối cùng, đất bị nhiễm mặn, thảm thực vật và cây trồng sẽ lụi tàn dần, hệ sinh thái vốn có sẽ khó tồn tại. Cả vùng đất cát của huyện Thạch Hà nguy cơ thành sa mạc. Như vậy, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường là hiện hữu, từ nước ô nhiễm nước ngầm, nước biển, sinh thái biển cũng như cạn kiệt nước ngầm, ô nhiễm bụi trong không khí và ảnh hưởng đến tài nguyên kinh tế ven biển – du lịch và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

3.7. Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người lao động và nhân dân trong vùng

Đặc điểm cấu trúc địa chất vùng mỏ Thạch Khê hết sức phức tạp, thân quặng vừa dưới sâu lại gần biển, nằm dưới trầm tích bở rời. Điều kiện ĐCTV–ĐCCT vùng cực kỳ phức tạp, đặc biệt là tháo khô mỏ. Như đã trình bày ở mục 2 và mục 3.6, cấu trúc địa chất mỏ rất phức tạp. Thân quặng vừa dưới sâu lại gần biển, nằm dưới trầm tích bở rời. Nếu khai thác thì nguy cơ mất an toàn tiềm tàng là hiện hữu ví những lý do sau đây:

-Hiện tượng cát chảy, hiện tượng bùn cát-sét pha gây ra sính lầy và sụt sâu như bãi lầy nguy hiểm.

-Sụt lở bờ moong khai thác, nếu không gia cố, xây tường vây chung quanh chu vi mỏ (chiều dày dăm ba mét và đến hết độ sâu tầng kết cấu yếu, xuống tầng đất đá có liên kết cứng về ĐCCT.

-Do gradient địa nhiệt là sự thay đổi nhiệt độ theo chiều sâu, càng đi sâu vào trong lòng đất, nhiệt độ càng cao. Thông thường, trung bình cứ xuống sâu 100m, nhiệt độ tăng lên khoảng 3 độ C (và phụ thuộc vào thành phần của đất, đá trong vùng đó). Như vậy, tính một cách cơ học thì nhiệt độ đã tăng lên khoảng 150C tại độ sâu -550m. Ở độ sâu và nhiệt độ như vậy thì tính chất hóa học của nước chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến máy móc thiết bị và sức khỏe của công nhân khai thác, người vận hành máy móc. Chính vì vậy, tiềm ẩn nguy cơ không an tòan, không bảo đảm tính mạng và tài sản khi có sự cố xảy ra ở độ sâu trên dưới -500m.

Tài nguyên quặng sắt Thạch Khê chỉ là của để dành cho tương lai, các thế hệ sau này. Chỉ khi nào có công nghệ khai thác tiên tiến, hiện đại và phù hợp thân thiện với môi trường mới có thể khai thác để sử dụng hoặc xuất khẩu. Chính vì vậy, từ những dẫn liệu trên, tôi cho rằng, hiện nay với công nghệ hiện có, không thể khai thác được quặng sắt Thạch Khê bởi vì phát triển bền vững phải đảm bảo sự hài hòa giữ phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường theo chủ trương không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế. Nên chấm dứt dự án để phát triển kinh tế xanh hợp với xu thế ngày nay là phương án tối ưu.

4. Tổng quan về mô hình phát triển mới của xã hội

Ngày nay thế giới đang phải đối mặt với sự mất cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường (BVMT) do biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. Một số nước đã có sáng kiến để hạn chế và kiểm soát các tác động xấu tới môi trường trong quá trình phát triển. Những khái niệm mới, mô hình mới đã xuất hiện và trở thành tâm điểm chú ý trong thời gian qua đó là « chuyển đổi xanh »,"tăng trưởng xanh" và “kinh tế xanh", « phát triển bền vững và an toàn » đang góp phần xây dựng mô hình phát triển mới của xã hội. Trong khi tài nguyên thế giới đang dần cạn kiệt, đa dạng sinh học đang bị suy giảm, ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng và BĐKH ngày càng rõ nét, nhiều quốc gia lựa chọn kinh tế xanh (KTX) là mô hình phát triển mới để giải quyết đồng bộ những vấn nạn đang tiếp diễn phức tạp. Mô hình kinh tế mới này ghi nhận giá trị và vai trò của đầu tư vào vốn tự nhiên, tạo ra việc làm, là trụ cột để giảm nghèo. Thay vì sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nền kinh tế xanh sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ carbon thấp, khuyến khích sử dụng nguồn lực và năng lượng hiệu quả hơn. Chuyển đổi xanh đang trở thành một xu hướng khách quan và trở thành là ưu tiên trong lựa chọn định hướng phát triển của nhiều quốc gia, mang lại tăng trưởng dài hạn cho doanh nghiệp gắn với lợi ích bền vững cho cộng đồng về văn hoá, xã hội và môi trường.

Net zero (một trạng thái lý tưởng mà tại đó lượng khí nhà kính thải ra được cân bằng với lượng khí thải thoát ra khỏi khí quyển. Sự cân bằng này còn được gọi là mức phát thải ròng bằng 0. Thuật ngữ này cũng có thể hiểu đơn giản là việc không làm gia tăng tổng lượng khí thải vào bầu khí quyển (lượng phát thải CO2 bằng 0) là yêu cầu cấp thiết của phát triển bền vững). Theo Báo cáo nghiên cứu Chỉ số Net Zero các nền kinh tế năm 2022 của PwC, Việt Nam là nền kinh tế phụ thuộc vào than đá và hiện còn cách khá xa so với đích đến trong lộ trình cân bằng giảm phát thải carbon và là những rủi ro lớn nhất khi quốc gia bị mắc kẹt giữa tài nguyên cạn kiệt và biến đổi khí hậu.

Một số khái niệm tưởng chừng như "mơ hồ” đến chuyện “tiền tươi thóc thật” đã trở thành dấu mốc quan trọng, thúc đẩy thêm lối tư duy phát triển kinh tế mới.“Tín chỉ carbon rừng” không phải là khái niệm mới. Tháng 2/2020, Bộ NN&PTNT và Ngân hàng Thế giới (WB) đã ký “Thỏa thuận giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ” giai đoạn 2018 - 2024.

Theo thỏa thuận này, Việt Nam sẽ chuyển nhượng lượng giảm phát thải là 10,3 triệu tấn CO2 ở Bắc Trung Bộ (gồm 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế) cho Quỹ Đối tác carbon lâm nghiệp thông qua WB, với đơn giá chuyển nhượng là 5 USD/tấn, tương đương 51,5 triệu USD, tức khoảng 1.250 tỷ đồng. Số tiền trên đã được phân bổ về các địa phương liên quan để chi trả cho các chủ rừng, để phát triển và giảm mất rừng, suy thoái rừng, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng.

Thỏa thuận này yêu cầu Việt Nam phải cam kết bảo vệ, phát triển rừng, lượng hấp thụ carbon khu vực rừng mà WB đã "mua". Tham gia thị trường mua bán tín chỉ carbon có thêm nguồn thu nhập; có thêm nguồn tài chính để phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng, nâng cao chất lượng hệ sinh thái rừng và suy cho cùng là tư duy sản xuất xanh.

Hiện nay, Việt Nam dự kiến chuyển nhượng 5,15 triệu tín chỉ carbon rừng khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ giai đoạn 2022 - 2026 với đơn giá là 10 USD/tấn CO2. Nếu việc chuyển nhượng này thành công thì chỉ việc giữ rừng sẽ tốt hơn cho đầu tư phát triển bền vững.

4.1. Khái niệm “kinh tế xanh”, mục đích của kinh tế xanh

a) Liên Hợp quốc (UN): “Kinh tế xanh (Green economy) là nền kinh tế ít carbon, tiết kiệm tài nguyên và hòa nhập xã hội. Trong nền kinh tế xanh (KTX), giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tài nguyên cũng như ngăn ngừa mất đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái

b) Ngân hàng Thế giới (WB, 2012b): “KTX sự phát triển kinh tế đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó giảm thiểu ô nhiễm và tác động đến môi trường, tăng cường khả năng phục hồi trước biến đổi tự nhiên, đẩy mạnh vai trò của quản lý nhà nước về môi trường và nguồn lực tự nhiên trong việc ngăn ngừa các thảm họa từ thiên nhiên”.

c) Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP: UN Eenvironment Programme)

KTX là một nền kinh tế có lượng phát thải carbon thấp, sử dụng tài nguyên hiệu quả và bao trùm xã hội. Nền kinh tế xanh giúp cải thiện đời sống và công bằng xã hội, trong khi giảm đáng kể các rủi ro môi trường và khan hiếm nguồn lực sinh thái.

d) Mục đích của kinh tế xanh

Mục đích của KTX là hướng đến phúc lợi cho con người và giảm thiểu rủi ro môi trường trong dài hạn, với một số yếu tố cơ bản xác định đầu vào cốt lõi là đầu tư vào vốn tự nhiên, giảm phát thải carbon trong nền kinh tế và tạo việc làm xanh. Ý tưởng của KTX là cam kết vừa gia tăng giá trị kinh tế, vừa bảo vệ môi trường, đồng thời vẫn mang lại lợi nhuận. Tăng trưởng xanh tập trung vào việc sử dụng năng lượng một cách có trách nhiệm, quan tâm đến sự nóng lên toàn cầu, sử dụng tài nguyên và tái trồng rừng, ngăn ngừa ô nhiễm và thiệt hại môi trường. Trong phương thức tăng trưởng này, nhiều chi phí cần thiết ban đầu thường rất cao, đặc biệt là những chi phí liên quan đến sản xuất năng lượng.

Ý nghĩa cốt lõi của KTX là tăng trưởng kinh tế đảm bảo đồng thời hai mục tiêu là bảo vệ môi trường sống trong sạch và bền vững. Nền kinh tế xanh là một khuôn khổ kinh tế lồng ghép các vấn đề về môi trường và tính bền vững vào tăng trưởng kinh tế. Nó nhằm mục đích tạo ra sự phát triển kinh tế và tạo việc làm đồng thời đảm bảo con người không làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên của hành tinh – vốn rất cần thiết cho sự sống còn của chúng ta. Cách tiếp cận này tập trung vào việc giảm thiểu rủi ro môi trường và sự khan hiếm sinh thái.

4.2. Đặc điểm của nền kinh tế xanh

4.2.1.Tăng trưởng xanh

Tăng trưởng xanh là quá trình “xanh hóa” hệ thống kinh tế truyền thống, là chiến lược để tiến tới một nền kinh tế “xanh”. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) định nghĩa: tăng trưởng “xanh” là định hướng mới thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, nhằm bảo đảm nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp những nguồn lực và dịch vụ sinh thái mà đời sống của chúng ta phụ thuộc vào, cho thế hệ này cũng như cho những thế hệ mai sau. Ủy ban Kinh tế -xã hội châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UNESCAP) thì cho rằng, tăng trưởng xanh là chiến lược tìm kiếm sự tối đa hóa trong sản lượng kinh tế và tối thiểu hóa gánh nặng sinh thái. Tăng trưởng xanh là cách tiếp cận để đạt được tăng trưởng kinh tế, với mục đích giảm nghèo, bảo đảm sự bền vững về môi trường. Tăng trưởng xanh tập trung vào chất lượng tăng trưởng thông qua thúc đẩy hiệu quả về sinh thái. Tăng trưởng xanh khác với tăng trưởng truyền thống là không lấy phương châm “phát triển trước, bảo vệ môi trường sau”, mà lấy việc phòng, ngừa, lồng ghép bảo vệ môi trường, giảm phát thải carbon trong sản xuất, kinh doanh làm động lực để tăng trưởng (hình 2).

Tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để nâng cao. Chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Hiện nay, tăng trưởng xanh được xác định là trọng tâm trong chính sách phát triển quốc gia của nhiều nước trên thế giới trong nỗ lực đạt được sự phát triển bền vững. Thúc đẩy tăng trưởng xanh hay quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh sẽ tạo ra tiềm năng to lớn để đạt được phát triển bền vững và giảm đói nghèo với tốc độ chưa từng thấy đối với tất cả các quốc gia. Riêng đối với các quốc gia đang phát triển, tăng trưởng xanh còn tạo đà cho bước “nhảy vọt” để phát triển kinh tế, bỏ qua cách tăng trưởng kinh tế theo kiểu “ô nhiễm trước, xử lý sau”. 

4.2.2. Phát triển bền vũng và an toàn

Phát triển bền vững là một khái niệm được định nghĩa là “phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm hại khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của họ“. Đây là một mục tiêu toàn cầu được thể hiện qua Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc, bao gồm 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu nhằm giải quyết các thách thức lớn về kinh tế, xã hội và môi trường.

Phát triển bền vững kinh tế được hiểu là sự phát triển nhanh, an toàn và chất lượng về mọi mặt của nền kinh tế, phải tạo ra được sự thịnh vượng chung dành cho tất cả mọi người chứ không chỉ tập trung vào số ít người trong phạm vi giới hạn cho phép của hệ sinh thái và cũng không xâm phạm tới những quyền cơ bản của con người.

Phát triển bền vững xã hội là sự phát triển nhằm đảm bảo công bằng trong xã hội, có sự bình đẳng giữa các giai tầng xã hội, giữa các giới.

4.2.3. Kinh tế xanh và phát triển bền vững

KTX và phát triển bền vững  là một nền kinh tế dựa trên việc sử dụng tài nguyên và năng lượng một cách hiệu quả, giảm thiểu tác động môi trường và bảo vệ môi trường. KTX là một trong những giải pháp quan trọng để đạt được phát triển bền vững, bao gồm cả phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và cải thiện. Phát triển bền vững về môi trường là sử dụng các yếu tố tự nhiên từ môi trường, chất lượng môi trường sống của con người phải được đảm bảo, tích hợp các giá trị của hệ sinh thái và đa dạng sinh học vào việc hoạch định kế hoạch quốc gia và địa phương; sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo (tài nguyên khoáng sản); phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái; bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tầng khí quyển Trái đất; kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính; bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm; giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (đất, nước, không khí, lương thực thực phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm).

Mô hình KTX sẽ làm chuyển đổi cơ bản cấu trúc kinh tế truyền thống, giải quyết hiệu quả các thách thức về kinh tế, môi trường và xã hội. Khái niệm KTX không thay thế khái niệm bền vững, nhưng nó ngày càng được công nhận là mô hình phù hợp làm nền tảng cho phát triển bền vững. Tính bền vững là một mục tiêu dài hạn quan trọng, nhưng xanh hóa nền kinh tế là phương tiện đưa chúng ta tới đích.

Ở mỗi nước, công nghệ xanh được định nghĩa theo cách riêng nhưng nhìn chung bao gồm hai lĩnh vực chính là công nghệ sản xuất xanh và sản phẩm công nghệ xanh. Ví dụ công nghệ xanh được hiểu là những sản phẩm, thiết bị hoặc hệ thống giúp giảm thiểu suy thoái môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng an toàn và tốt cho sức khỏe và môi trường, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên thiên thiên và thúc đẩy sử dụng công tài nguyên có thể tái tạo.

Phát triển bền vững là xu thế chung mà các quốc gia đang nỗ lực hướng tới. Cần phải phát triển bền vững là do tài nguyên thì giới hạn trong khi nhu cầu lại không ngừng tăng lên.

Để phát triển bền vững và duy trì tốc độ tăng trưởng cao, cần có chiến lược khai thác sử dụng tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường và đảm bảo vấn đề công bằng xã hội giữa các thế hệ. (Hình 2: Mô hình phát triển bền vững)  

Cần dừng hẳn dự án khai thác, tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê để Hà Tĩnh phát triển bền vững và an toàn - Ảnh 3

5. Chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vũng và an toàn vùng Thạch Khê và thànhphốHà Tĩnh

Nghiên cứu liên quan về đổi mới xanh bắt nguồn từ những năm 90, chủ yếu đề cập đến đổi mới công nghệ xanh. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới xác định phạm vi rộng nhất của các đổi mới xanh, bao gồm các sáng kiến xử lý chất ô nhiễm có liên quan đến môi trường, công nghệ liên quan đến giảm thiểu biến đổi khí hậu, đến phân loại bằng sáng chế sẵn sàng để sử dụng. Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới xanh chủ yếu bao gồm các chính sách điều tiết mang tính hành chính, chính sách điều tiết dựa trên thị trường và cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. Các chính sách quản lý hành chính liên quan đến các chương trình giảm phát thải tự nguyện, thực thi môi trường, các chính sách điều tiết dựa trên thị trường liên quan đến kinh doanh công bằng môi trường, thương mại khí thải carbon, thương mại khí thải lưu huỳnh đi-ô-xít. Kết quả đổi mới xanh là một nhân tố quan trọng góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, đạt được sự cân bằng giữa hoạt động kinh tế và hoạt động môi trường. (Hình 2, 3).

Cần dừng hẳn dự án khai thác, tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê để Hà Tĩnh phát triển bền vững và an toàn - Ảnh 4
Hình 3: Kinh tế xanh và phát triển bền vững

Thạch Khê là mỏ quặng sắt độc nhất vô nhị trên thế giới, vừa nằm dưới mực nước biển, gần bờ biển, dưới trầm tích bở rời dày, phân bố trong đới tiếp xúc giữa đá carbonat và đá magma xâm nhập; quặng nằm trong đá skarn và đá vôi có các hang carst chứa nước. Như đã nêu ở mục 4, cả vùng đất cát của 5 xã ven biển huyện Thạch Hà nguy cơ thành sa mạc. Như vậy, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường là hiện hữu, từ nước ô nhiễm nước ngầm, nước biển, sinh thái biển cũng như cạn kiệt nước ngầm, ô nhiễm bụi trong không khí và ảnh hưởng đến tài nguyên kinh tế ven biển – du lịch và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Vì phát triển bền vững phải đảm bảo sự hài hòa giữ phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường theo chủ trương không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế, việc chấm dứt dự án để phát triển kinh tế xanh hợp với xu thế ngày nay là phương án tối ưu, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tế và phù hợp với lợi ích lâu dài cũng như toàn cầu.

5.1. Trồng rừng trên bãi cát, đồi cát ven biển vùng mỏ Thạch Khê

Rừng tự nhiên là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác. Rừng giữ không khí trong lành bởi chức năng quang hợp của cây xanh, rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2 và cung cấp O2.. Đặc biệt ngày nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, vai trò của rừng trong việc giảm lượng khí CO2 là rất quan trọng. Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa). Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt. Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển. (Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017)

Tín chỉ carbon là một loại chứng chỉ có thể được sử dụng trong giao dịch thương mại, thể hiện quyền phát thải một lượng cụ thể khí CO2 hoặc khí nhà kính khác, được quy đổi sang CO2. Một tín chỉ tương đương với một tấn khí CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác quy đổi sang CO2 tương đương. Doanh nghiệp có thể mua và bán tín chỉ để bù đắp cho lượng khí thải nhà kính của họ thải ra. Điều này giúp thúc đẩy sự chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh hơn và bền vững hơn. Trong năm 2023, ngành lâm nghiệp Việt Nam đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng thông qua Ngân hàng Thế giới. Với giá bán là 5 USD/tấn carbon hấp thụ, tổng giá trị hợp đồng lên tới 51,5 triệu USD (khoảng 1.250 tỷ đồng).

 Tín chỉ carbon là một công cụ quan trọng giúp giảm lượng khí thải carbon và giải quyết biến đổi khí hậu. Bằng cách tạo ra một hệ thống giá cả cho carbon, chúng ta có thể tạo ra động lực cho các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ đầu tư vào các công nghệ xanh hơn và giảm lượng khí thải nhà kính.

Về lâu dài và quan điểm khoa học xuyên suốt, trồng rừng có lợi ích kinh tế hơn là khai thác quặng sắt Thạch Khê. (Thị trường carbon được bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, thông qua vào năm 1997. Theo đó, các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết.

Các bãi cát vùng Trung Trung Bộ bao gồm các cồn cát, đụn cát phân bố thành một dải hẹp, chạy dài ven biển. Các dải đất cát, cồn cát ven biển phần lớn là những vùng đất khô hạn, thiếu nước tưới, khí hậu khắc nghiệt, nhất là về mùa khô; nhiệt độ quá cao trên bề mặt cát vào mùa hè; đất cát nghèo dinh dưỡng;  gió mạnh (bình quân từ 2-3 m/s, khi có bão mạnh tốc độ gió đạt tới 40 m/s), nhiều cồn cát có độ dốc lớn, cát chảy thường xuyên.

Một số loài cây trồng thích nghi trên vùng cát như phi lao, keo lai, xoan chịu hạn, muống biển, xương rồng, vv.. có thể trồng hỗn giao để chắn gió, hạn chế cát bay, cát chảy. Đối với các đụn cát cao, dốc, lồi lõm cần phải lập các loại tường rào chắn cát trước khi trồng cây bằng các nguyên vật liệu địa phương rẻ tiền. Bạch đàn là loại cây phát triển nhanh, chịu được các điều kiện đất bất lợi và không cần chăm sóc nhiều.

Do vậy, chúng hoàn toàn có thể phát triển tốt trong điều kiện môi trường đất cát. Cây phi ao được lựa chọn trồng ở những bìa rừng, ven rừng, cũng là loại cây được trồng chắn gió cho đồng ruộng rất phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và duyên hải Miền Trung. Cây phi lao vẫn hiên ngang đứng trên các đồi cát và như một chú lính bảo vệ những cây trồng khác, bảo vệ nhà cửa, làng mạc của người dân trước những trận bão cát, bão biển ập đến.

Trên toàn bộ diện tích của vùng mỏ Thạch  Khê và các đồi cát, cồn cát của 5 xã vùng ven biển Thạch Hà nói riêng và vùng ven biển Việt Nam nói chung nên được phủ xanh bằng các loại cây thích hợp, đặc biệt là phi lao, thông và keo. Nhưng ở các khu vực này, phi lao thường sống trên các bãi cát ven biển. Thích hợp các loại đất cát pha nhẹ, tốt, sâu, ẩm, thoát nước, độ pH 6,5-7,0. Phi lao có phạm vi thích ứng về mặt khí hậu tương đối rộng, từ khu vực xích đạo khô kéo dài 6-7 tháng. Cây sinh trưởng nhanh, cành lá xum xuê, hệ rễ phát triển, rễ cọc ăn sâu đến 2m, rễ ngang lan rộng và có vi khuẩn cố định đạm Frankia; có thể chịu được gió bão cấp 10, chịu được cát vùi lấp, trốc rễ. Thân cây chịu được cát va đập, nếu cây bị cát vùi lấp, nó có thể ra lớp rễ phụ mới ở ngang mặt đất vì vậy ở Việt Nam, tới nay phi lao vẫn là cây gỗ số một được trồng trên vùng cát cố định và cát bay ven biển.

Ngày nay, người dân đã được đầu tư trồng các loại cây keo lưỡi liềm, keo tai tượng và keo lai giâm hom vừa chống được nạn cát bay, cải tạo môi trường đất vừa đem lai hiệu quả kinh tế khá cao. Điều kiện lập địa phù hợp cho keo lá liềm là nơi có khí hậu nóng ẩm, với nhiệt độ bình quân tháng cao nhất 31-340C, tháng thấp nhất 15-220C, có mùa mưa kéo dài, hoặc mưa nhiều đều và cũng có thể chịu được mùa khô kéo dài 6 tháng. Tuy nhiên với những nơi có sương giá thường ảnh hưởng mạnh đến sinh trưởng của cây. Thích ứng được với các loại đất có độ pH từ 4 đến 8 như đất cát, đất đồi núi phát triển trên granít, badan, phiến sét, phù sa cổ, đất bị xói mòn, đất bán ngập, vv…

Đặc biệt hơn so với keo lá tràm cũng như keo tai tượng, keo lá liềm do có phân bố tự nhiên dọc theo bờ biển nên chúng có khả năng chịu được ngập mặn với nồng độ nhất định. Các loại đất hầu như chỉ có cỏ mọc được như đất cát, đất sét gơlây hoá.

Cây keo lá liềm (hay còn gọi là keo lưỡi liềm vì lá có hình lưỡi liềm) có tên khoa học là Acacia orassicarpa A. cunn ex benth, thuộc họ trinh nữ. Keo lá liềm vẫn sinh sống được ở vùng đất cát, khô hạn. Keo lá liềm có khả năng tái sinh hạt tự nhiên khá mạnh. Cây thân gỗ có thể biến dạng từ thân bụi đến thân gỗ lớn tùy vào môi trường sống. Thân cây thẳng, đâm nhiều cành nhánh, vỏ màu sẫm hay nâu xám, nhiều vết nứt sâu. Rễ phát triển mạnh, có nhiều vi khuẩn bám vào rễ hình thành loại đạm cộng sinh nên có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất, đặc biệt là các vùng cát trắng ven biển. Lá già nhẵn bóng mọc thành lá kép, màu xanh lục, lá đơn hình lưỡi liềm dài 11-12cm, rộng 1-4cm, thường xanh. Hoa màu vàng nhạt gần giống hoa keo lá tràm. Cây keo lưỡi liềm có chu kỳ sinh trưởng từ 6 - 9 năm, song chăm sóc tốt và trồng đúng quy trình kỹ thuật chỉ mất 5 năm có thể cho khai thác lấy gỗ. Gỗ keo lưỡi liềm khá nặng, gỗ lớn dùng đóng đồ mộc, xây dựng, làm ván ghép thanh; gỗ nhỏ dùng làm nguyên liệu giấy, dăm, ván ép, cọc trụ mỏ…

Ngoài ra, cây keo lưỡi liềm chịu được độ mặn và khả năng chịu lửa tốt nên có thể trồng thành hàng rào để chống xói mòn, làm băng cản lửa, chắn gió, bảo vệ đất. Trên các phương tiện truyền thông đưa tin gần đây một số dự án trồng phi lao ven biển vừa để chắn gió vừa để làm nguyên liệu giấy và ván dăm.

Những năm gần đây, các vùng đất cát ven biển ngày càng bị hoang mạc hóa, sa mạc hóa đã triển khai trồng cây keo lưỡi liềm ở địa phương. Loài cây này được đánh giá là cây trồng phù hợp để hình thành rừng phòng hộ bảo vệ đất, điều hòa khí hậu, chống cát bay, cát nhảy, cải tạo môi trường sinh thái. Kết quả bước đầu cho thấy, tình hình sinh trưởng của cây keo lưỡi liềm trồng trên vùng cát trắng đạt tỷ lệ cây sống cao từ 90 - 97%, cây phát triển nhanh về chiều cao và đường kính thân cây. Sản lượng gỗ keo lưỡi liềm ước tính 80 tấn/ha và thu được 80 triệu đồng/ha từ sản phẩm gỗ trong chu kỳ 6 năm. Đến nay, cây keo lưỡi liềm đã được trồng đại trà tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, hình thành các vạt rừng phòng hộ chắn cát, với tổng diện tích rừng đạt hơn 16 nghìn ha.

Việc trồng rừng keo lưỡi liềm đã phủ xanh đất trống, cải tạo đất bạc màu, góp phần cải thiện đời sống của người dân vùng cát ven biển. Trồng rừng ven biển có một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ đê biển và bờ biển. Vùng đất cát ven biển cần phải có giải pháp công nghệ phù hợp để trồng dải cây chắn gió, hạn chế sự di động của các cồn cát ven biển, như: chọn loại cây trồng phù hợp, có biện pháp thu trữ nước và tưới tiết kiệm, bổ sung chất mùn và chất giữ ẩm cho đất, nếu nơi có cồn cát cao thì cần làm hàng rào chắn cát. Để có được dải cây ngập mặn chắn sóng bảo vệ đê biển với chiều rộng cần thiết từ 200-300m, đặc biệt là đối với những nơi sóng to, gió lớn, chưa có bãi hoặc bãi chưa ổn định, cần phải có các biện pháp xây dựng công trình tạm giảm sóng trước khi trồng cây, sử dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, nhằm đảm bảo trồng cây hiệu quả nhất.

Sự tồn tại của đai rừng phòng hộ ven biển có ý nghĩa không chỉ về vấn đề môi trường mà còn cả về vấn đề kinh tế xã hội và phòng chống thiên tai như hạn chế cát bay, cát nhảy, xói lở, tăng bồi tụ đất ven biển, hạn chế xâm nhập mặn, ngăn cản các chất thải rắn trôi ra biển, bảo vệ đê điều, đồng ruộng, nơi sống của người dân ven biển trước sự tàn phá của gió bão, sóng thần và nước biển dâng.

Mặt khác cần trồng cây dọc hai bên bờ sông Thạch Đồng (sông Rào cái) và sông Hạ Vàng) nhằm mục tiêu cải tạo cảnh quan, vùng sinh thái; huy độngnguồn vốn nạo vét lòng sông, xây dựng bến thuyền, đường dạo ven sông để khai thác những tiềm năng lợi thế của các dòng sông phát triển du lịch sinh thái, xây dựng nơi đây trở thành điểm nhấn trong kiến trúc không gian xanh giữa lòng thành phố. Cùng với biển Đông, hai con sông này và rừng ven biển là những lá phổi xanh - sâu xa hơn nữa là kinh tế xanh, cung cấp ô xy cho vùng Thạch Hà nói riêng và thành phố Hà Tĩnh nói chung- góp phần mua/bán tín chỉ carbon.

5.2.Bảo tồn và phát triển di tích lịch sử, văn hóa

Vùng đất ven biển Hà Tĩnh dài 137 km từ Cửa Hội (Nghi Xuân) đến vùng biển Kỳ Nam (Kỳ Anh) đã hình thành nên một đời sống văn hóa tinh thần, phong phú. Lễ hội thường gắn với sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo nơi các đình, đền, chùa, miếu thờ các vị thần, Phật, các vị anh hùng dân tộc, thành hoàng làng miền biển. Đó là hệ thống di tích hết sức phong phú, đa dạng của vùng ven biển Hà Tĩnh. Trong số 73 di tích cấp quốc gia và 322 di tích cấp tỉnh, có hơn 30% nằm ở các xã ven biển với đầy đủ các loại hình như đình, chùa, đền, nhà thờ, am miếu.

Trong khu vực dự án mỏ sắt Thạch Khê có khoảng 40 di tích được xếp hạng, trong đó 3 di tích cấp quốc gia. Trên núi granit Nam Giới là quần thể  di tích, danh lam thắng cảnh có ý nghĩa lịch sử, văn hóa và tâm linh. Đền thờ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi nổi tiếng là một trong bốn ngôi đền linh thiêng của vùng đất Nghệ Tĩnh với câu thành ngữ: "nhất Cờn, nhị Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng". 

Ngôi đền mê hoặc lòng người bởi một vẻ đẹp hài hòa của núi non, biển trời hùng vĩ. Ngôi đền nằm ở xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh), trên núi Long Ngâm của dãy Nam Giới. Đến nay, đền thờ Lê Khôi - Chiêu Trưng Đại vương đã tồn tại hơn 500 năm. Trải qua bao thế sự trầm luân, ngôi đền vẫn vững vàng sừng sững, uy nghi nhìn ra biển Đông. Dù được trùng tu nhiều lần nhưng ngôi đền vẫn giữ được cốt cách, dáng vẻ ban đầu. Lễ hội đền Chiêu Trưng được xem là lễ hội lớn bậc nhất ở Hà Tĩnh, mang đậm dấu ấn lịch sử và bản sắc văn hóa dân tộc của ngư dân vùng cửa biển. Danh tướng Lê Khôi là một danh nhân lịch sử, dũng tướng thời Hậu Lê Chiêu Trưng là một trong những ngôi đền thuộc “tứ linh” mà người dân vùng Nghệ Tĩnh thường nhắc đến. Cách đây khoảng 2.200 năm, tại chùa Quỳnh Viên nằm trên núi Long Ngâm (núi Nam Giới, thuộc địa phận xã Đỉnh Bàn, Thạch Hà ngày nay. Và vị phật tử đầu tiên của Việt Nam được nhà sư nhận làm đệ tử chính là Chử Đồng Tử. Do đó, chùa Quỳnh Viên được xem là nơi phát tích đầu tiên của Phật giáo ở Việt Nam.

Di chỉ Thạch Lạc, nơi phát hiện bộ hài cốt người Việt cổ thuộc thời hậu kỳ đồ đá mới cách đây 5.000 năm đã được Bộ văn hoá thể thao Du lịch đã ký Quyết định số 74/QĐ- BVHTTDL ngày 22/08/2008 về việc công nhận Di tích quốc gia“Di chỉ Thạch Lạc”.

Miếu Ao hay Đền Cả thuộc xã Thạch Trị là nơi lưu giữ số lượng đạo sắc phong nhiều nhất ở Hà Tĩnh (131 bản và tất cả còn khá nguyên vẹn, thuộc các triều vua từ niên hiệu Chính Hòa năm 1680-1704,  đến Khải Định 1916-1924. Người dân trong xã Thạch Trị coi số đạo sắc đó là báu vật chung, vì vậy đã được mọi người cất công gìn giữ, bảo quản truyền đời.

 5.3. Phát triển du lịch

Phát triển du lịch bền vững là một trong những nhu cầu cấp thiết của mỗi quốc gia trong phát triển dịch vụ. Với Việt Nam, các nhu cầu đó cũng đang được thúc đẩy trong các tiếp cận nền kinh tế mới. Hướng đến tìm kiếm các lợi thế hay giá trị tiềm năng, thúc đẩy du lịch phát triển trong chiến lược dài hạn, phản ánh tính chất bền vững là nhiệm vụ đặt ra cho tất cả các chủ thể tham gia trong nền kinh tế.

Do vậy, phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch; quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn và đảm bảo sự đóng góp cho công tác bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, cho công tác bảo vệ môi trường để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai, và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương. Khái niệm du lịch “bền vững”, “có trách nhiệm”, du lịch “sạch” xuất phát từ đó và trở thành một lời kêu gọi thống thiết từ những nhà quản lý, công ty cũng như khách du lịch có ý thức bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn môi sinh cho chính cộng đồng con người và sinh vật ngay trên khu vực khai thác du lịch.

Việt Nam đã có quan điểm mới trong việc phát triển kinh tế du lịch đối với đảo ngọc Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, Hội An, vv.. . Việt Nam có đường bờ biển hàng ngàn km rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Hà tĩnh là một trong các tĩnh có tiềm năng và thế mạnh đó. “Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là bản quy hoạch tổng thể, toàn diện; hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng và bảo đảm quốc phòng - an ninh tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh mới.

Tỉnh Hà Tĩnh đã nhất quán thực hiện quan điểm phát triển bền vững; lấy con người làm trung tâm, khoa học - công nghệ là nền tảng, động lực; khơi dậy khát vọng, ý chí, đổi mới sáng tạo, phát huy giá trị bản sắc văn hóa, con người tỉnh Hà Tĩnh; xác định “bốn trụ cột - ba nền tảng” và “ba đô thị - một trung tâm - ba hành lang”. Ba trung tâm đô thị đó lấy thành phố Hà Tĩnh là hạt nhân và các đô thị vệ tinh kết nối thành phố Hà Tĩnh, gồm: thị trấn Thạch Hà, thị trấn Cẩm Xuyên và thị trấn Lộc Hà. Hà Tĩnh là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung Bộ; phía tây của tỉnh có đường biên giới giáp với Lào (dài 164,48km); phía đông là đường bờ biển dài 137km trải dọc theo địa bàn 6 huyện, thị xã (Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh). Tỉnh Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội, là yếu tố quan trọng góp phần hiện thực hóa các mục tiêu được đề ra. Hà Tĩnh có nhiều bãi tắm đẹp, như Xuân Thành, Xuân Hải, Thạch Hải, Thiên Cầm, Kỳ Xuân, Hoành Sơn. Phát triển đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch, đặc biệt là phát triển các khu du lịch ven biển, đầu tư khai thác hiệu quả các sân gôn, dịch vụ thể thao, giải trí để tạo các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, có thương hiệu, có năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế; xây dựng các tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh và quốc tế gắn với các khu, điểm du lịch trên địa bàn.

Có 40 khu, điểm du lịch, trong đó có 15 khu, điểm du lịch đã được UBND tỉnh ra quyết định công nhận là khu, điểm du lịch cấp tỉnh. Trước mắt, cần đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất khách sạn đẳng cấp, tuyên truyền quảng bá du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ phụ trợ, khách sạn đẳng cấp ven biển Thạch Hải; khu nhà nghỉ đô thị sinh thái, du lịch, vui chơi giải trí vùng ven biển Thạch Hải, tổ hợp dịch vụ du lịch sông Thạch Đồng. Cần có chính sách thu hút đầu tư khách sạn, nhà nghỉ đầy đủ tiện nghi của du khách; trong đó các cơ sở đạt tiêu chuẩn, 3 đến 5 sao như của Tập đoàn Mường Thanh; Công viên nước Vinpearl waterpark Cửa Sót.

Biển Thạch Hải cách trung tâm thành phố khoảng 10km, là bãi tắm rất lý tưởng so với bãi biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên) về mặt vị trí địa lý và giao thông thuận lợi.  Nếu đoạn tỉnh lộ từ cầu Thạch Đồng đến Thạch Hải được nâng cấp, cải tạo thì càng tuyệt vời hơn! Xe khách từ Hà Nội hay các tỉnh phía bắc có thể đi thẳng từ ngã ba Thạch Long – Quốc lộ 1 xuống biển, hoặc từ trung tâm thành phố đi xuống. Bãi biển Thạch Hải dài khoảng 23km tính từ biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên) đến biển Xuân Thành (Nghi Xuân).

Tuy là một điểm đến còn khá mới mẻ nhưng bãi được nhiều du khách đánh giá cao bởi phong cảnh đẹp, biển trong xanh, bãi biển phẳng lỳ, nước trong vắt, cát trắng óng ả, đặc biệt là độ sâu gần bờ khá nông, rất phù hợp cho các gia đình cho trẻ nhỏ. Việc chưa bị khai thác quá nhiều cũng giúp bãi biển này trở nên hấp dẫn và mang tính du lịch trải nghiệm cao hơn.

Biển Thạch Hải là bãi biển đẹp thứ hai của Hà Tĩnh, sau biển Thiên Cầm. Được ví như một “thiên đường nghỉ dưỡng” nhờ nét đẹp hoang sơ, mộc mạc và cảnh quan tự nhiên bắt mắt, bãi biển Thạch Hải ngày càng được nhiều du khách biết đến, trở thành viên ngọc quý của du lịch Hà Tĩnh hiện nay.  

Cần được đầu tư tương ứng cơ sở hạ tầng khách sạn, khu vui chơi giải trí, xây dựng tàu thuyền du lịch trong phạm vi 100 m so với bờ biển có nhân viên an ninh cứu hộ được đào tạo quy cũ. Đối với các cồn cát có thể hình thành các khu xe trượt cát. Đặc biêt, trong vùng có sông Cái (sông Thạch Đồng chảy song song với bờ biển từ đông nam thành phố Hà Tĩnh rồi đổ vào sông Hạ Vàng ở Thạch Đỉnh, cuối cùng đổ ra Biển Đông tại Cửa Sót. Hai con sông này cần được phát huy tiềm năng du lịch.

Nên phát triển các tàu du lịch sinh thái nhỏ để khách có thể ngắm cảnh (giống như Hà Lan, hay Pháp, Nga, vv…); khi lên bờ thưởng thức các loại hoa quả như dưa, dứa, ổi và thưởng thức thủy, hải sản trên tàu. “Trân quý Mẹ Thiên nhiên” trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nền KTX sẽ là động lực phát triển cho vùng ven biển Thạch Hà nói riêng, Hà Tĩnh nói chung.

Cần có liên kết giữa du lịch Thạch Hải với du lịch Chùa Hương Tích – Núi Hồng Lĩnh, Khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc, Hồ Trại Tiểu- Can Lộc, với Thiên cầm, Hồ Kẻ Gỗ- Cẩm Xuyên và Ngàn Trươi – Vũ Quang để du khách chiêm ngắm danh lam thắng cảnh thiên nhiên, tri ân và tâm linh. Đó vừa là KTX vừa du lịch xanh, tạo nên đa mục đích của kinh tế tuần hoàn.

5.4. Phát triển kinh tế biển

Tỉnh Hà Tĩnh có đường bờ biển dài 137 km trải dọc theo địa bàn 6 huyện, thị xã (Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh). Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội, là yếu tố quan trọng góp phần hiện thực hóa các mục tiêu được đề ra. Hà Tĩnh có với nhiều cửa sông đổ ra Biển Đông, có diện tích ngư trường lớn để khai thác hải sản.

Vùng biển tỉnh Hà Tĩnh có trên 267 loài cá, thuộc 90 họ, trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế cao, 20 loài tôm, động vật nhuyễn thể như sò, mực...; trữ lượng cá ước tính khoảng 86 nghìn tấn, trữ lượng cá đáy khoảng 45 nghìn tấn, cá nổi 41 nghìn tấn [  ]. Hà Tĩnh có hệ thống cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương, dọc bờ biển có rất nhiều vũng, bãi triều, bãi cát và nhiều đảo lớn, nhỏ rất thuận tiện cho việc thành lập các cảng biển, khu nuôi trồng thuỷ sản, với nhiều nguồn lợi thủy hải sản phong phú, có nhiều bãi cá đáy, cá nổi ổn định và nhiều bãi san hô là nơi cư trú sinh sản của các loài hải sản quý hiếm cỏ thể khoanh nuôi và kết hợp phát triển kinh tế thủy sản với du lịch biển. Vùng biển Hà Tĩnh có nhiều cửa lạch, cửa sông thuận lợi cho tàu thuyền cỡ nhỏ và vừa ra - vào, đồng thời đã có một số cảng được xây dựng và vận hành ổn định.

Vùng Thạch Khê có cảng cá Cửa Sót (Lộc Hà), chỉ các Thạch Hải khoảng 4km về phía bắc và cảng cá Cẩm Nhượng ở phía nam. Tỉnh có hơn 3.900 tàu cá các loại, trong đó, tàu thuyền trên 90 CV có gần 1.400 chiếc. Tỷ lệ tàu khai thác xa bờ chiếm 49,43% tổng số tàu cá (2020). Hà Tĩnh còn có đội tàu hậu cần dịch vụ thu mua hải sản, cung ứng nhu yếu phẩm trên biển. Có các cơ sở khai thác, thu mua, chế biến, bảo quản cá; cơ sở sản xuất nước đá; vật tư, thiết bị phục vụ khai thác tập trung chủ yếu ở Nghi Xuân, Thạch Hải, Thiên Cầm với chủng loại khá đa dạng gồm các máy điện hàng hải, máy định vị, tầm ngư, ra đa, đàm thoại cùng các máy động lực của các hãng nổi tiếng trên thế giới. Các cơ sở sản xuất, lắp ráp, đan vá lưới thường được thực hiện ở quy mô hộ, tự cung, tự cấp là chính.

Theo Chi cục Thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh, tính đến hết năm 2020, Hà Tĩnh có khoảng 1500-2.000 hộ với khoảng 2.000-3.000 lao động chuyên lắp ráp đan vá lưới, trong đó phần lớn là lao động thời vụ. Các dịch vụ khác phục vụ khai thác thủy sản, như: dịch vụ nước ngọt, lương thực thực phẩm, bốc dỡ cá, vv.. đều được tập trung ở các làng cá, cảng cá, bến cá trong tỉnh và đáp ứng được nhu cầu sản xuất, khai thác.

Ngoài ra, các tàu thuyền nhỏ chuyên đánh bắt cá nhỏ, moi biển; các hộ lẻ đánh bắt ngao sò bán cho các nhà hàng khu vực bãi biển Thạch Hải. Điều quan trọng là phải đánh bắt cá có đủ điều kiện để xuất khẩu, tức là KTX, bảo vệ tài nguyên biển, không thải rác bừa bải xuống biển, bãi biển.

Thủy sản nuôi trồng ở sông Thạch Đồng và sông Hạ Vàng cũng cần được chú trọng đúng mức, tức là kinh tế tuần hoàn, KTX. Cần được các cấp quan tâm, chỉ đạo để sản phẩm thủy, hải sản sạch, đúng tiêu chuẩn không chỉ xuất khẩu mà cho chính mình, người tiêu dùng địa phương và trong nước.

Kết luận và bàn luận

Xây dựng nền KTX, thân thiện với môi trường là một trong những định hướng phát triển đất nước ta giai đoạn 2021-2030 được đề ra trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Việt Nam xác định phát triển nhanh nhưng bền vững; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần.

Chúng ta cần nguồn lực tài chính không nhỏ để tạo ra đột phá để hướng đến mục tiêu "xanh hoá". Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), để hiện thực hóa mục tiêu hướng tới phát thải ròng bằng không vào năm 2050, thực thi cam kết của Việt Nam tại COP26, Việt Nam sẽ cần tới 380 tỷ USD.

Việt Nam hiện cũng chưa có đầy đủ khung pháp lý, chính sách tổng thể về hoạt động tín dụng xanh; đồng thời, thiếu công cụ, chính sách tiền tệ để khuyến khích ngân hàng tham gia tài trợ. Chưa có các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn, thẩm định, đánh giá rủi ro về môi trường xã hội và tiêu chí xanh của dự án cũng là vấn đề nan giải cho cả nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng.

Thạch Khê là mỏ quặng sắt độc nhất vô nhị trên thế giới vừa nằm sát bờ biển, vừa sâu và bị phủ bởi trầm tích bở rời. Cho đến hiện nay, chưa ở đâu khai thác loại mỏ như thế này, vì chưa có công nghệ phù hợp. Đây chỉ là của để dành, là quà tặng của thiên nhiên cho muôn đời sau. Tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường là hiện hữu, từ nước ô nhiễm nước ngầm, nước biển, sinh thái biển cũng như cạn kiệt nước ngầm, ô nhiễm bụi trong không khí và ảnh hưởng đến tài nguyên kinh tế ven biển – du lịch và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; cả vùng đất cát của 5 xã ven biển huyện Thạch Hà nguy cơ thành sa mạc.

Ngoài ra, vùng có tiềm ẩn nguy cơ động đất và sóng thần nên việc đảm bảo an toàn cho người nhân và tài sản là vô cùng quan trọng. Sự phát triển bền vững phải đảm bảo sự hài hòa giữ phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường theo chủ trương không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.

Chấm dứt dự án khai thác mỏ quặng sắt Thạch Khê để phát triển kinh tế xanh hợp với xu thế ngày nay là phương án tối ưu, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tế và phù hợp với lợi ích lâu dài của Việt Nam cũng như toàn cầu.

Tín chỉ carbon là một loại chứng chỉ thể hiện quyền phát thải một lượng cụ thể khí CO2. Một tín chỉ tương đương với một tấn khí CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác quy đổi sang CO2 tương đương. Điều này giúp thúc đẩy sự chuyển đổi sang một nền KTX hơn và bền vững hơn.

Tín chỉ carbon là một công cụ quan trọng giúp giảm lượng khí thải carbon và giải quyết biến đổi khí hậu. Bằng cách tạo ra một hệ thống giá cả cho carbon, chúng ta có thể tạo ra động lực cho các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ đầu tư vào các công nghệ xanh hơn và giảm lượng khí thải nhà kính.

Về lâu dài và quan điểm khoa học xuyên suốt, trồng rừng có lợi ích kinh tế hơn là khai thác quặng sắt Thạch Khê. Trên toàn bộ diện tích của vùng mỏ Thạch  Khê và các đồi cát, cồn cát của 5 xã vùng ven biển Thạch Hà nói riêng và vùng ven biển Việt Nam nói chung nên được phủ xanh bằng các loại cây thích hợp, đặc biệt là phi lao, thông và các loại keo. Nhưng ở các khu vực này, phi lao thường sống trên các bãi cát ven biển.

Thân cây chịu được cát va đập, nếu cây bị cát vùi lấp, nó có thể ra lớp rễ phụ mới ở ngang mặt đất vì vậy ở Việt Nam, tới nay phi lao vẫn là cây gỗ số một được trồng trên vùng cát cố định và cát bay ven biển. Rừng cây nhân tạo các loại ở vùng Thạch Khê cùng với sông Hạ Vàng, sông Thạch Đồng và Biển Đông chính là lá phổi xanh cho huyện Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh.

Biển Thạch Hải gần mỏ quặng sắt Thạch Khê là bãi tắm lý tưởng về mặt vị trí địa lý và giao thông thuận lợi, được nhiều du khách đánh giá cao bởi phong cảnh đẹp, đặc biệt là độ sâu gần bờ khá nông; kéo dài từ Cửa Sót đến Thạch Hội, Thiên Cầm. Phát triển du lịch bền vững nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch; đóng góp cho công tác bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, cho công tác bảo vệ môi trường để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai, và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương. Cần được đầu tư tương ứng cơ sở hạ tầng khách sạn, khu vui chơi giải trí.

Đặc biêt, trong vùng có sông Rào Cái chảy song song với bờ biển từ đông nam thành phố Hà Tĩnh rồi đổ vào sông Hạ Vàng ở Thạch Đỉnh, cuối cùng đổ ra Biển Đông tại Cửa Sót. Hai con sông này cần được phát huy tiềm năng du lịch. Phát tiển KTX thay vì khai thác quặng sắt Thạch Khê chính là tư duy khoa học biện chứng vì mục đích lâu dài của Hà Tĩnh, của cả nước và phù hợp với sự phát triển xanh bền vững trên phạm vi toàn thế giới.

Tài liệu tham khảo

[1] Trần Bỉnh Chư, 2022. Đặc điểm cấu trúc tụ khoáng sắt Thạch Khê, Thạch hà, Hà Tĩnh. Tạp chí “Kinh tế Môi trường” số 199- tháng 11/2022, trang 2-16

[2] Bùi Quang Ngôn,1985. Báo cáo thăm dò tỷ mỹ mỏ sắt Thạch Khê. Lưu trữ Viện thông tin tư liệu Cục địa chất khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.

[3] Krup- Lolho Pacific, 1996. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tụ khoáng sắt Thạch Khê.

[4] Tạp chí “Kinh tế Môi trường” số 199- tháng 11/2022. Dự án mỏ sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh: Tiếp tục hay dừng khai thác.

[5] . Một số vấn đề về kinh tế xanh tại Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài Chính

[6] https://mof.gov.vn › vclvcstc › pages_r › chi-tiet-tin

[7] Kinh tế số và kinh tế xanh cần sự song hành – Tiêu điểm. Tạp chí Cộng sản. https://www.tapchicongsan.org.vn › web › guest › content

[8] Kinh tế xanh là gì? Kinh tế xanh tác động kinh tế Việt Nam ...Thư Viện Pháp Luật. https://thuvienphapluat.vn › lao-dong-tien-luong › kinh-...

PGS.TS. Trần Bỉnh Chư, Tổng Hội Địa chất Việt nam

Bạn đang đọc bài viết Cần dừng hẳn dự án khai thác, tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê để Hà Tĩnh phát triển bền vững và an toàn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới