Thứ năm, 03/04/2025 09:17 (GMT+7)
Thứ hai, 26/09/2022 06:57 (GMT+7)

Những tham luận chuyên sâu được trình bày tại Hội thảo khoa học về mỏ sắt Thạch Khê

Theo dõi KTMT trên

Hội thảo nhận được 14 bài tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học đánh giá chi tiết những vấn đề liên quan đến Dự án mỏ sắt Thạch Khê.

Sáng 23/9, Hội thảo khoa học "Dự án mỏ sắt Thạch Khê Hà Tĩnh - Tiếp tục hay dừng khai thác?" do Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam tổ chức đã diễn ra thành công.

Hội thảo có sự tham gia của hơn 40 đại biểu là đại diện các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong các lĩnh vực có liên quan ở Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh.

Những tham luận chuyên sâu được trình bày tại Hội thảo khoa học về mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 1
Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm.

Những bài tham luận chuyên sâu

Trong thời gian diễn ra Hội thảo, Ban tổ chức đã nhận được 14 bài tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học đánh giá chi tiết, đồng thời đặt ra những vấn đề cố hữu liên quan đến Dự án mỏ sắt Thạch Khê. Trong đó, có 10 bài tham luận được các chuyên gia, nhà khoa học trực tiếp trình bày tại Hội thảo.

Danh sách bài tham luận cụ thể như sau:

-Đặc điểm cấu trúc tụ khoáng sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh - PGS.TS Trần Bỉnh Chư

-Địa chất và công nghệ khai thác lộ thiên các mỏ khoáng sản sâu trên thế giới và Việt Nam - PGS.TS Chu Văn Ngợi

-Nguy hiểm động đất và sóng thần khu vực Thạch Hà, Hà Tĩnh - PGS.TS Nguyễn Hồng Phương

-Ảnh hưởng của hoạt động đổ thải lấn biển trong khai thác mỏ Thạch Khê tới môi trường và hệ sinh thái biển ven bờ - PGS.TS. Trần Văn Thụy

-Đánh giá sơ bộ về bài toán nước mỏ sắt Thạch Khê giai đoạn vận hành - PGS.TS Cao Thế Hà

-Phân tích phương pháp phục hồi môi trường sau khai thác tại mỏ sắt Thạch Khê - PGS.TS Trương Mạnh Tiến, PGS.TS Lưu Đức Hải

-Dự báo một số tai biến, rủi ro và sự cố môi trường trong khai thác mỏ sắt Thạch Khê, Thạch Hà, Hà Tĩnh - GS.TSKH Đặng Trung Thuận, PGS.TS Lưu Đức Hải

-Giải pháp khai thác và phát triển bền vững mỏ sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh - Nhóm tác giả do GS.TS Mai Trọng Nhuận làm trưởng nhóm.

Những tham luận chuyên sâu được trình bày tại Hội thảo khoa học về mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 2
GS.VS Nguyễn Huy Mỹ - Viện Tháo khô mỏ Liên Bang Nga tại Việt Nam trình bày tham luận tại Hội thảo.

-Hệ lụy của việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê về kinh tế, môi trường, xã hội trong phát triển kinh tế bền vững và đời sống của người dân Hà Tĩnh - Ths. Nguyễn Trọng Thắng

-Tiếp cận kinh tế tài nguyên và môi trường đối với mỏ sắt Thạch Khê - PGS.TS Nguyễn Thế Chinh

-Thiết lập bài toán phân tích chi phí lợi ích mở rộng để đánh giá hiệu quả các dự án sử dụng tài nguyên vùng Thạch Khê, Hà Tĩnh - GS.TS Hoàng Xuân Cơ;

-Một số vấn đề pháp lý về khả năng tiếp tục hoặc chấm dứt dự án mỏ sắt Thạch Khê - Ths. Nhà báo Nguyễn Tường Quân, Ths. Luật sư Hà Huy Phong

-Dự án mỏ sắt Thạch Khê, cần có quyết định dứt điểm - GS.TSKH Nguyễn Mại

-Cần có cơ sở khoa học cho việc dừng hay triển khai dự án Thạch Khê - GS.VS Nguyễn Huy Mỹ.

Hội thảo đã tổng hợp được một lượng lớn tư liệu giá trị về Dự án mỏ sắt Thạch Khê. Các cá nhân, tổ chức có mong muốn tiếp cận số tư liệu này có thể liên hệ trực tiếp đến Văn phòng Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam.

Tiếng nói của người trong cuộc

Sau phần trình bày tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học, Hội thảo đã lắng nghe ý kiến từ ông Nguyễn Tiến Mạnh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và ông Phạm Lê Hùng - Sáng lập viên, đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần sắt Thạch Khê (TIC).

Về phía đại diện chính quyền địa phương, ông Phạm Thành Biển - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh, ông Lê Xuân Từ - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Tĩnh và ông Nguyễn Văn Sáu -  Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà cũng nêu lên những nỗi niềm trăn trở về Dự án mỏ sắt Thạch Khê dưới góc nhìn nhà quản lý, đồng thời chia sẻ về tâm tư nguyện vọng của bà con nhân dân vùng mỏ đối với Dự án sắt Thạch Khê.

Những tham luận chuyên sâu được trình bày tại Hội thảo khoa học về mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 3
Ông Nguyễn Tiến Mạnh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam trình bày ý kiến tại Hội thảo.

Hội thảo cũng lắng nghe phần trình bày rất tâm huyết về Dự án mỏ sắt Thạch Khê của ông Ngô Đức Huy – Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế tỉnh Hà Tĩnh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Ngoài ra, tại Hội thảo, TS. Trần Xuân Hòa- Chủ tịch Hội Khoa học Công nghệ Mỏ Việt Nam và PGS.TS. Phùng Mạnh Đắc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam cũng có những phát biểu thẳng thắn về các vấn đề liên quan đến mở sắt Thạch Khê. 

Phần tranh luận tại Hội thảo diễn ra vô cùng sôi nổi trên tinh thần cởi mở nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học và thực thiễn. Hàng loạt vấn đề nổi cộm được đưa ra nhằm tìm kiếm đáp án cho câu hỏi: "Dự án mỏ sắt Thạch Khê Hà Tĩnh - Tiếp tục hay dừng khai thác?".

Kết quả nghiên cứu của Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam và những ý kiến đóng góp tại Hội thảo sẽ được báo cáo, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền.

Ngọc Lan

Bạn đang đọc bài viết Những tham luận chuyên sâu được trình bày tại Hội thảo khoa học về mỏ sắt Thạch Khê. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin buồn
Ban Thường vụ Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Tạp chí Kinh tế môi trường cùng gia quyến vô cùng thương tiếc báo tin:
VUSTA tham dự Đối thoại Tri thức Toàn cầu Muscat
Diễn đàn Đối thoại Tri thức Toàn cầu Muscat và Hội nghị lần thứ ba của Đại Hội đồng Khoa học Thế giới được tổ chức từ ngày 26-31/01/2025 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Quốc tế Oman. Đại diện VUSTA có Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh tham dự.
TSKH Phan Xuân Dũng làm Bí thư Đảng ủy Liên hiệp Hội Việt Nam
Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương đã tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên Hiệp hội Việt Nam) do TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch, làm Bí thư Đảng ủy.

Tin mới

Thay đổi công suất sản xuất và bổ sung sản phẩm: Dự án có phải xin cấp lại giấy phép môi trường?
Tình huống pháp lý của một công ty hoạt động sản xuất vật tư y tế đã được cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, nay có kế hoạch nhằm bổ sung thêm một mã sản phẩm mới, tăng công suất sản xuất lên 21% so với trước đây.