Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản trong lâm nghiệp. Trong đó, Bộ đề xuất chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ.
Những cán bộ trong Đội chuyên trách bảo vệ rừng Pù Mát được ví như “thần rừng” thầm lặng, ngày đêm không ngại khó khăn bảo vệ sự an toàn cho nhiều loài động vật hoang dã.
Một nghiên cứu của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) công bố ngày 11/5 cho thấy tổng diện tích rừng tái sinh trên thế giới trong vòng 20 năm qua đủ để phủ kín nước Pháp.
Vườn quốc gia Bạch Mã được xem như một kho báu “di sản thiên nhiên” của tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng diện tích tự nhiên là 37.487 ha nằm trải dài trên địa bàn huyện Phú Lộc, Nam Đông.
Ban Quản lý Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát (huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh) đã báo cáo với UBND tỉnh về mức độ thiệt hại rừng do cơn mưa, kèm theo dông, lốc xoáy mạnh vào chiều 5/5 khiến nhiều cây bị bật gốc, ngã đổ trong phạm vi đơn vị quản lý.
Rừng không chỉ là lá phổi của trái đất mà còn là sinh kế cho rất nhiều hộ gia đình nghèo. Những năm qua, nhờ đẩy mạnh bảo vệ, phát triển rừng đã giúp người dân của nhiều tỉnh miền núi có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
Những giá trị bắt nguồn từ rừng ngập mặn chiếm đến gần 70% tổng giá trị mà hệ sinh thái mang lại. Việc bảo tồn phát triển rừng ngập mặn là cơ sở quan trọng trong việc đưa ra chính sách và phát triển kinh tế bền vững ở cả cấp vùng và cấp quốc gia.
Thông tin mới nhất từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, tính đến thời điểm hết tháng 12/2020, toàn tỉnh có 128 dự án của 128 doanh nghiệp phải bồi thường thiệt hại do để mất rừng.
Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các hiện tượng thiên tai, bão lũ. Các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán, ngập mặn... ngày càng nghiêm trọng do tình trạng rừng bị tàn phá.
Theo đánh giá, thời gian qua việc triển khai, áp dụng các chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng ở nước ta đã và đang phát huy hiệu quả, đạt được những thành tựu tích cực, góp phần bảo vệ và phát triển bền vững vốn rừng hiện có.
Rừng tự nhiên rất quan trọng, đặc biệt là đối với vùng núi, đồng bào dân tộc thiểu số. Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng tự nhiên là trách nhiệm của mọi người; cũng như việc phát triển kinh tế tại khu vực này phải gắn với bảo vệ rừng.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu Giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên báo cáo kết quả sự việc phá rừng Pơmu cổ thụ, “moi ruột” Vườn quốc gia trên nóc nhà Đông Dương mà truyền thông phản ảnh.
Ngày 23/4, tại TP.Đà Lạt, UBND tỉnh Lâm Đồng phát động trồng 50 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025. Đây là sự kiện hưởng ứng và thực hiện chương trình trồng một tỉ cây xanh, giai đoạn 2021-2025, do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Nhiều năm qua, công tác bảo vệ và phát triển rừng luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong các chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đến nay, hệ số che phủ rừng của nước ta đang ở mức 42%.
Theo biên bản của Hạt kiểm lâm Đà Lạt lập ngày 21/4, có 5 cây thông có đường kính từ 40-72 cm, chiều cao từ 12-20 m bị đốn hạ bằng cưa máy; toàn bộ các cây chết khô trước khi bị cưa hạ.
Gần 70% diện tích rừng nguyên sinh trên thế giới bị tàn phá khiến cho tình trạng "vùng đệm tự nhiên" ngăn chặn biến đổi khí hậu nhanh chóng biến mất. Vì vậy, chung tay hành động bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn nhân loại, trong đó có các doanh nghiệp.
Những khu rừng xanh luôn được bảo vệ, giữ gìn nhờ những phong tục, tập quán truyền thống của các đồng bào dân tộc. Bởi họ coi bảo vệ rừng xanh cũng chính là bảo vệ ngôi nhà của mình.
Nhắc đến cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ thì người ta thường liên tưởng ngay đến những khu rừng già nguyên sinh. Vẻ đẹp của rừng nguyên thuỷ đầy huyền bí luôn tạo cho con người cảm giác tò mò và muốn khám phá chúng.
Một hàng thông cổ thụ ở Lâm Đồng vừa bị chặt hạ để mở đường. Một cánh rừng ở Tây Nguyên vừa được giao cho doanh nghiệp làm sân golf… Những dòng thông tin đó, dù với bất cứ lý do gì, vẫn khiến chúng ta phải rùng mình, đau xót.
Nạn phá rừng và suy thoái rừng là mối đe dọa lớn nhất đối với kho tài nguyên xanh trên toàn thế giới. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới tăng cường nỗ lực bảo vệ rừng.