Thứ bảy, 23/11/2024 05:20 (GMT+7)
Thứ năm, 21/10/2021 07:15 (GMT+7)

Băng trên các đỉnh núi cao nhất châu Phi đang tan nhanh chưa từng có

Theo dõi KTMT trên

Các đỉnh núi cao phủ băng tuyết, các dòng sông băng hiếm hoi ở châu Phi sẽ biến mất trong 2 thập kỉ tới vì biến đổi khí hậu. Đây là một phần trong những thay đổi mà lục địa này sẽ phải đối diện nếu tình trạng nóng lên toàn cầu không được kiểm soát tốt.

Báo cáo từ Tổ chức Khí tượng Thế giới và các cơ quan khác, được công bố trước hội nghị khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Scotland bắt đầu vào ngày 31/10 là một lời nhắc nhở nghiệt ngã rằng 1,3 tỉ người ở châu Phi vẫn "cực kỳ dễ bị tổn thương" khi lục địa ấm lên nhiều hơn và với tốc độ nhanh hơn, cao hơn mức trung bình toàn cầu.

Mặc dù sẽ là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, tuy nhiên, 54 quốc gia của châu Phi lại là những quốc gia có lượng phát thải khí nhà kính tương đối thấp.

Báo cáo mới cho thấy, các sông băng đang co lại ở núi Kilimanjaro, núi Kenya và dãy núi Rwenzori ở Uganda là biểu tượng của những thay đổi nhanh chóng và lan rộng sắp tới.

“Tỉ lệ tan băng ở khu vực đang cao hơn mức trung bình toàn cầu. Nếu điều này tiếp tục, nó sẽ dẫn đến sự khử băng hoàn toàn vào những năm 2040", báo cáo cho biết.

Băng trên các đỉnh núi cao nhất châu Phi đang tan nhanh chưa từng có - Ảnh 1
Tình trạng băng tan trên đỉnh núi cao nhất châu Phi Lilimanjaro ở Tanzania qua các năm.

Theo tính toán, ở châu Phi cận Sahara, biến đổi khí hậu có thể làm giảm tổng sản phẩm quốc nội các quốc gia tới 3% vào năm 2050. Không chỉ các điều kiện về vật chất ngày càng trở nên tồi tệ mà số người bị ảnh hưởng cũng ngày càng gia tăng.

Đến năm 2030, ước tính sẽ có tới 118 triệu người cực kỳ nghèo, hoặc những người sống với mức dưới 1,90 USD một ngày, họ sẽ là những người phải đối mặt với hạn hán, lũ lụt và nắng nóng khắc nghiệt nhất nếu các biện pháp ứng phó thích hợp không được đưa ra, đại diện Liên Hợp Quốc cho biết.

Liên Hợp Quốc đã cảnh báo rằng đảo quốc Madagascar ở Ấn Độ Dương là một nơi có “tình trạng giống như nạn đói do biến đổi khí hậu gây ra”. Báo cáo cũng cho biết các khu vực Nam Sudan đang chứng kiến những ​​trận lụt tồi tệ nhất trong gần 60 năm qua.

“Nhìn chung, châu Phi sẽ cần các khoản đầu tư hơn 3 nghìn tỉ USD để phục vụ cho các kế hoạch khí hậu quốc gia nhằm giảm nhẹ và thích ứng vào năm 2030. Điều này đòi hỏi các dòng tài chính lớn, dễ tiếp cận và có thể dự đoán được”, Taalas của WMO cho biết.

Băng trên các đỉnh núi cao nhất châu Phi đang tan nhanh chưa từng có - Ảnh 2
Băng trên đỉnh núi cao nhất của châu Phi là Kilimanjaro đang tan nhanh chưa từng có. (Ảnh AP)

“Chi phí thích ứng với biến đổi khí hậu ở châu Phi sẽ tăng lên 50 tỉ USD mỗi năm vào năm 2050, ngay cả khi giả định các nỗ lực quốc tế để giữ cho sự nóng lên toàn cầu dưới 2 độ C", chuyên gia của WMO cho biết thêm.

Nguyên Đỗ

Bạn đang đọc bài viết Băng trên các đỉnh núi cao nhất châu Phi đang tan nhanh chưa từng có. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới