Thứ bảy, 27/07/2024 07:40 (GMT+7)
Thứ năm, 21/09/2023 15:01 (GMT+7)

Yêu cầu 4 doanh nghiệp FDI bị tạm dừng chăn nuôi tại 328 cơ sở chưa có giấy phép về môi trường

Theo dõi KTMT trên

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản yêu cầu 4 doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh, tạm dừng hoạt động chăn nuôi gia công tại 328 trại chăn nuôi do chưa có thủ tục về môi trường.

Cụ thể, trong văn bản Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai yêu cầu Công ty TNHH CJ Vina Argi - Chi nhánh Đồng Nai; Công ty CP CP Việt Nam, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam và Công ty TNHH Sunjin Vina tạm ngưng hoạt động nuôi lợn gia công tại 328 trang trại chăn nuôi chưa làm thủ tục về môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Yêu cầu 4 doanh nghiệp FDI bị tạm dừng chăn nuôi tại 328 cơ sở chưa có giấy phép về môi trường - Ảnh 1
Đồng Nai được xem là "thủ phủ" của ngành chăn nuôi lợn Việt Nam.

Sau hơn 4 tháng tiến hành tổng kiểm tra các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn, qua ra soát hồ sơ, kiểm tra thực tế cho thấy trong số 4 công ty FDI nêu trên Công ty trách nhiệm hữu hạn CJ Vina Argi - Chi nhánh Đồng Nai có hợp đồng nuôi gia công nhiều nhất với 250 cơ sở. Tiếp theo là Công ty CP CP Việt Nam 46 cơ sở; Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam 13 cơ sở và Công ty TNHH Sunjin Vina có 19 cơ sở.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai yêu cầu việc thả đàn chăn nuôi chỉ được tiếp tục sau khi các chủ cơ sở, hộ gia đình bổ sung việc thực hiện đầy đủ thủ tục về môi trường.

Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cũng yêu cầu các công ty phối hợp chính quyền địa phương rà soát các quy định pháp luật về điều kiện môi trường trong chăn nuôi. Trong trường hợp các trang trại không đủ điều kiện để cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường, xác nhận đăng ký môi trường thì chấm dứt việc nuôi gia công.

Yêu cầu các công ty trên báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai trước ngày 30/9/2023.

Cũng tại văn bản trên, Sở Tài nguyên và Môi trường cập nhật danh sách các cơ sở chăn nuôi chưa có thủ tục về môi trường trong đợt kiểm tra vừa qua để 4 doang nghiệp cập nhật, phối hợp cùng chính quyền địa phương để phối hợp xử lý đúng quy định của pháp luật.

Việc các doanh nghiệp hợp tác, đầu tư với các cơ sở nhưng lại “bỏ quên” trách nhiệm liên quan của mình trong việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, trong đó, việc thẩm định các thủ tục về cấp phép của cơ quan có thẩm quyền cấp cho cơ sở nuôi gia công. Vị trí xây dựng có phù hợp với quy hoạch hay chưa? Hệ thống xử lý chất thải, nước thải… v.v.. gần như phó mặc cho các cơ sở nuôi gia công.

Vì thực tế, khi đi kiểm tra, nếu cơ sở nuôi gia công có bị xử phạt về hành vi làm ô nhiễm môi trường thì phía doanh nghiệp hợp tác vẫn vô can, vì họ chỉ đầu tư con giống và nguồn thức ăn, kiểm soát bệnh tật cho gia súc, gia cầm.

Đợt tổng kiểm tra vừa qua của Sở Tài nguyên và Môi trường đã làm rõ, chỉ đúng những cái sai, thiếu sót của các cơ sở chăn nuôi để xử lý, cũng như hoàn thiện các thủ tục pháp lý trong chăn nuôi và bảo vệ môi trường.

Đồng Nai được xem là địa phương chăn nuôi heo lớn nhất cả nước với tổng đàn hơn 2,5 triệu con, trong đó 90% chăn nuôi trang trại. Ngoài ra, Đồng Nai có tổng đàn gà hơn 26 triệu con. Theo thống kê, toàn tỉnh có gần 1.500 cơ sở chăn nuôi tập trung và hơn 22.200 cơ sở chăn nuôi nông hộ, chủ yếu là heo và gà.

Ngành chăn nuôi phát triển mạnh giúp người dân Đồng Nai nâng cao thu nhập, tuy nhiên, ở một số địa phương trong tỉnh, chăn nuôi gây ra nhiều hệ lụy, nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường.

H. An

Bạn đang đọc bài viết Yêu cầu 4 doanh nghiệp FDI bị tạm dừng chăn nuôi tại 328 cơ sở chưa có giấy phép về môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

LỜI ĐIẾU đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc tại Lễ Truy điệu ngày 26/7/2024.
Thực hành ESG: Không dễ để triển khai!
Dù các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của bộ tiêu chuẩn đo lường các yếu tố liên quan đến định hướng chiến lược và hoạt động phát triển bền vững (ESG) nhưng thực tiễn thực hành lại đang gặp nhiều khó khăn.