Thứ sáu, 22/11/2024 09:06 (GMT+7)
Thứ ba, 23/11/2021 18:00 (GMT+7)

Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư phát triển năng lượng sạch

Theo dõi KTMT trên

Năng lượng sạch đang trở thành xu hướng phát triển toàn cầu. Việt Nam tận dụng hỗ trợ quốc tế để thu hút nguồn lực, phát triển năng lượng sạch vươn tầm quốc tế.

Thế giới không đầu tư đủ để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, đầu tư vào năng lượng tái tạo cần tăng gấp ba lần vào năm 2030 để các quốc gia trên thế giới có thể ứng phó với biến đổi khí hậu và thị trường năng lượng biến động trong tầm kiểm soát.

IEA cho biết, thế giới không đầu tư đủ để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai. Các khoản chi liên quan đến quá trình chuyển đổi năng lượng đang dần tăng lên, nhưng vẫn còn thiếu những gì cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ năng lượng bền vững.

Theo IEA, các nhà hoạch định chính sách cần có các tín hiệu rõ ràng và mang tầm định hướng. Cơ quan này cho rằng Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP26) là cuộc họp thử nghiệm đầu tiên về mức độ sẵn sàng của các quốc gia trong việc đệ trình các cam kết mới và tham vọng hơn theo Thỏa thuận Paris năm 2015 và là một cơ hội tạo động lực cho các nước thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch.

Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư phát triển năng lượng sạch - Ảnh 1
Thỏa thuận Paris năm 2015 và là một cơ hội tạo động lực cho các nước thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch. (Ảnh minh họa)

Trong những tuần gần đây, giá điện tăng lên mức kỉ lục do giá dầu và khí đốt tự nhiên đạt mức cao nhất trong nhiều năm và tình trạng thiếu năng lượng lan rộng đã gây ảnh hưởng đến khu vực châu Á, châu Âu và Mỹ. Nhu cầu nhiên liệu hóa thạch cũng đang phục hồi khi các Chính phủ nới lỏng các biện pháp hạn chế sự lây lan của đại dịch Covid-19.

IEA cảnh báo năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió và thủy điện cùng với năng lượng sinh học cần phải tạo ra một tỉ trọng lớn hơn nhiều trong sự phục hồi đầu tư vào năng lượng sau đại dịch. Theo cơ quan này, năng lượng tái tạo sẽ chiếm hơn 2/3 đầu tư vào công suất điện mới trong năm nay, tuy nhiên, mức tăng đáng kể trong việc sử dụng than và dầu đã gây ra lượng phát thải CO2 hàng năm tăng ở mức lớn thứ - tác nhân gây biến đổi khí hậu.

Việt Nam tận dụng hỗ trợ quốc tế để thu hút nguồn lực, phát triển năng lượng sạch

Tại Hội thảo “5 năm Thỏa thuận Paris - Tiếp nối và thực hiện cam kết cùng các Chương trình quốc gia về biến đổi khí hậu”, TS. Ursula Fuentes Hutfilter, Cố vấn cao cấp của Climate Analytics Australia chia sẻ, nếu tất cả các cam kết giảm phát thải trong NDC các quốc gia đều đạt được thì vẫn chưa đủ cho mục tiêu hạn chế nhiệt độ Trái đất nóng lên không quá 1,5 độ C theo Thỏa thuận Paris.

Để “có cửa” đạt được mục tiêu cuối cùng này, sản xuất điện than phải giảm dần đến năm 2030 và tất cả các nhà máy điện than phải đóng cửa muộn nhất vào năm 2040. Riêng ngành điện cần hoàn toàn không phát thải carbon vào năm 2050.

Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư phát triển năng lượng sạch - Ảnh 2
Cuộc đua đầu tư vào những lĩnh vực có khả năng giảm phát thải lớn. (Ảnh minh họa)

Chính vì vậy, thời gian tới sẽ là cuộc đua đầu tư vào những lĩnh vực có khả năng giảm phát thải lớn với Thỏa thuận Paris, bao gồm: Sản xuất điện, giao thông vận tải, công nghiệp và năng lượng trong tòa nhà. Các đòn bẩy chính thúc đẩy quá trình này sẽ tập trung vào những ngành sử dụng năng lượng cuối cùng và kết hợp nhiều giải pháp, hướng đi mới trong phát triển công nghệ, vật liệu mới thân thiện môi trường, nhiên liệu mới không carbon và điện khí hóa ngành với năng lượng từ các nguồn không phát thải khí nhà kính.

Về những lĩnh vực mà Việt Nam có thể chú trọng trong thời gian tới, theo đại diện Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, đó là khuyến khích chuyển dịch năng lượng, tạo điều kiện chuyển đổi sang các nguồn điện sạch hơn và loại bỏ than; Thúc đẩy các tiêu chuẩn tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần giới thiệu các thực hành tốt và tạo điều kiện tiếp cận tài chính cho giải pháp thích ứng và phục hồi với tác động của biến đổi khí hậu; chú trọng các giải pháp dựa vào thiên nhiên và tạo điều kiện tiếp cận nguồn tài chính khí hậu bền vững, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế.

Để tận dụng được tiềm năng phục hồi xanh cả về kinh tế và xã hội, Nhóm công tác các tổ chức phi Chính phủ về biến đổi khí hậu (CCWG) đã đưa ra một số khuyến nghị, trong đó nhấn mạnh, Việt Nam cần gắn kết các gói hỗ trợ phục hồi với các chiến lược trên, cả trong ngắn hạn và dài hạn. Điều này nhằm thay đổi trọng tâm mô hình kinh tế từ phụ thuộc vào tăng trưởng GDP sang một mô hình ưu tiên sức khỏe, việc làm và thu nhập của người lao động; đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ, người già, người khuyết tật cũng như giảm thiểu nguy cơ đói nghèo.

Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế khuyến khích nhằm đẩy mạnh việc phi các-bon hóa ngành năng lượng, thúc đẩy quá trình chuyển dịch hướng đến năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, từ đó, hình thành nền kinh tế bền vững và có khả năng phục hồi cao hơn.

Giám đốc quốc gia Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF), Ông Andreas Stoffers nhận định:

Một quốc gia thịnh vượng về kinh tế có nhiều khả năng quan tâm đến việc bảo vệ môi trường hơn bởi vì quốc gia đó có đủ khả năng tài chính để làm điều này. Khi đó, bảo vệ môi trường trở thành động lực chính của nền kinh tế.

Việt Nam cần mở rộng chương trình về các vấn đề môi trường khác. Ví dụ, tìm kiếm một giải pháp khu vực để đắp đập thượng nguồn sông Mekong ở Lào, hay đầu tư cho “cuộc chiến” chống ô nhiễm không khí ở các thành phố, phát triển các giải pháp quản lý chất thải hợp lý và bảo vệ nguồn nước.

Chính sách kinh tế tuần hoàn cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng. Mục tiêu chính là phát triển các giải pháp kết hợp mang lại nhiều lợi ích cùng lúc.

Việt Nam vẫn còn có thể làm được nhiều điều để trở thành điểm đến hấp dẫn và là mục tiêu FDI cho các nhà đầu tư nước ngoài phát triển sản xuất năng lượng bền vững.

Bên cạnh đó, tất cả người dân cần có ý thức và thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường. Nếu người Việt muốn có một môi trường trong sạch cho chính họ và cho con cái thì phải cân nhắc kỹ càng yếu tố bảo vệ môi trường khi đưa ra các quyết định tiêu dùng. Bao gồm tiết kiệm năng lượng, lựa chọn phương tiện giao thông hay hàng hóa hàng ngày.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư phát triển năng lượng sạch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Dự kiến có 6 Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo 6 Tiêu chuẩn quốc gia về môi trường, bao gồm các phương pháp quan trắc, phân tích môi trường không khí, nước, đất và trầm tích...

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.