Thứ bảy, 18/01/2025 11:52 (GMT+7)
Thứ ba, 30/11/2021 16:00 (GMT+7)

Việt Nam chung tay cứu Trái Đất

Theo dõi KTMT trên

Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Mọi ngành nghề, giai cấp, độ tuổi đều chung tay cứu Trái Đất.

Ngành công nghiệp với mục tiêu giảm phát thải, thân thiện môi trường

Với việc thành lập và hoàn thiện của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong 5 năm trở lại đây, đặc biệt là sau sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2005, Việt Nam đã tăng cường các quy định về bảo vệ môi trường cũng như tăng cường cưỡng chế tuân thủ các quy định này.

Tuy nhiên, với vị trí là một nước đang phát triển, các cơ sở sản xuất của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc tuân thủ với các quy định do hiệu quả sản xuất thấp, mức phát thải cao dẫn đến chi phí xử lý chất thải cao. Các doanh nghiệp không thể một sớm một chiều đầu tư hệ thống xử lý hoặc thay đổi công nghệ sang công nghệ hiện đại ít chất thải.

Việt Nam chung tay cứu Trái Đất - Ảnh 1
Công nghiệp cả nước tích cực giảm phát thải. (Ảnh minh họa)

Để hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết vấn đề môi trường, Chính phủ đã ban hành một loạt các chương trình, chiến lược liên quan đến việc cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên trong các ngành công nghiệp.

Một nghiên cứu của UNIDO năm 2009 đã rà soát các chương trình, chiến lược này với một số đánh giá đáng lưu ý. Tác giả của nghiên cứu cho rằng Việt Nam đã có khá nhiều các chương trình, chiến lược của Chính phủ trong lĩnh vực này như Chương trình mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng; các chiến lược phát triển công nghiệp, Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp và sắp tới Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ trình Chính phủ Kế hoạch hành động về thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Tuy nhiên đánh giá cũng cho rằng, để tiến tới nền công nghiệp xanh, Việt Nam cần có thêm các chương trình, chiến lược quyết liệt hơn như việc đặt ra các mục tiêu giảm thải cụ thể cho từng ngành và phân ngành công nghiệp.

Mặt khác, quan sát cũng cho thấy, hầu hết các quy định, chương trình, chiến lược của Việt Nam đến nay liên quan đến giảm phát thải trong công nghiệp thường tập trung vào đối tượng chủ yếu là các cơ sở công nghiệp đơn lẻ, mà thiếu các tiếp cận theo khu, cụm công nghiệp cũng như tiếp cận đối với các phân ngành và toàn ngành công nghiệp.

Nông nghiệp Việt Nam “đổi màu” từ nâu sang xanh

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đã cho thấy những hiệu quả to lớn khi giúp nông dân vừa tăng thu nhập, vừa bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình và người tiêu dùng lại góp phần bảo vệ môi trường.

Các số liệu thống kê cho thấy, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang có xu hướng phát triển nhanh ở Việt Nam. Các sản phẩm hữu cơ, như: Gạo, rau, quả… đã tìm được chỗ đứng trên thị trường nội địa và một số sản phẩm của Việt Nam đã có mặt tại các thị trường nước ngoài.

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đã cho thấy những hiệu quả to lớn khi giúp nông dân vừa tăng thu nhập, vừa bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình và người tiêu dùng lại góp phần bảo vệ môi trường.

Nếu như trước đây, những cánh đồng su su tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón không theo quy trình kiểm định luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Nhờ sự thay đổi trong tư duy sản xuất của người nông dân về các quy trình sản xuất sản phẩm hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, và đặc biệt là việc liên kết bao tiêu đầu ra cho nông sản hữu cơ. Su su Hồ Sơn giờ đây đã trở thành một sản phẩm nông nghiệp hữu cơ uy tín trên thị trường, tạo thu nhập ổn định cho bà con nông dân.

Ông Khắc Ngọc Bá - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Quế Lâm cũng cho biết, khi tham gia vào sản xuất Nông nghiệp hữu cơ, bà con phải tuân thủ quy trình Tập đoàn Quế Lâm đưa ra để đảm bảo có nông nghiệp sạch. Đây là điều cần thiết trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Khi đưa đầu vào tốt thì đầu ra sẽ đảm bảo được chất lượng, như vậy đầu ra cao lên sẽ tạo ra giá cao lên thì sẽ có lợi nhuận. Bà con nào tham gia cùng thì chúng tôi chuyển giao công nghệ từ đầu, bao tiêu đầu ra, đảm bảo ổn định đầu ra cho bà con để phục vụ thị trường.

Không chỉ có su su Hồ Sơn, các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đến nay đã xuất hiện ở khắp các tỉnh thành trên cả nước với nhiều sản phẩm rau, củ, quả,… được canh tác hữu cơ đảm bảo các tiêu chí của Việt Nam và quốc tế.

Mô hình ứng dụng Công nghệ sinh thái (CNST) "Ruộng lúa bờ hoa" ở ĐBSCL cũng được vận dụng khoa học.

Công nghệ sinh thái là mô hình quản lý tốt các đối tượng sâu rầy bằng cách trồng hoa trên bờ ruộng để thu hút thiên địch có lợi. Qua đó, giảm số lần phun thuốc trừ sâu, rầy làm tăng lợi nhuận cho nông dân.

Hơn chục năm qua, An Giang là một trong những tỉnh ở ĐBSCL luôn mạnh mẽ duy trì và tổ chức các mô hình thường xuyên CNST được người dân đồng tình hưởng ứng cao.

Chính vì vậy diện tích sản xuất lúa, rau màu được áp dụng theo CNST ngày càng tăng thêm. Tính đến nay An Giang đã thực hiện gần 390 mô hình, với gần 4.000 lượt nông dân tham gia ứng dụng trên diện tích 3.212 ha.

Điển hình tại huyện Châu Phú – An Giang vụ lúa Thu Đông 2021, toàn huyện triển khai 3 mô hình CNST có tổng diện tích 45 ha với hàng chục nông dân hồ hởi tham gia nhiệt tình vào phương thức sản xuất lúa theo CNST mong đón nhận năng suất cao, tăng lợi nhuận.

Việt Nam chung tay cứu Trái Đất - Ảnh 2
Sản xuất nông nghiệp CNST được xem là hướng đi sản xuất nông nghiệp xanh và bền vững. (Ảnh minh họa)

Khi nông dân áp dụng CNST được trong canh tác lúa và hoa màu được xem là phương thức sản xuất nông nghiệp an toàn thân thiện với môi trường. Trong quá trình thực hiện mô hình nhiều cá nhân, tập thể áp dụng CNST trong sản xuất lúa, rau màu đều cho kết quả tốt, tăng lợi nhuận cao hơn nhiều lần so với canh tác theo truyền thống.

Sản xuất nông nghiệp CNST được xem là hướng đi sản xuất nông nghiệp xanh và bền vững để cho ra nông sản đạt tiêu chuẩn an toàn, chất lượng khi đến tay người tiêu dùng.

Còn tại vùng Đất Sen hồng tỉnh Đồng Tháp, lại áp dụng mô hình canh tác lúa khá độc đáo hơn. Thay vì chỉ sản xuất 2 vụ lúa như truyền thống thì thời gian gần đây một số nông dân trồng lúa lại kết hợp chăn nuôi vịt và thả cá đồng trên ruộng lúa và nói không với thuốc bảo vệ thực vật để tăng hiệu quả kinh tế.

Ngoài áp dụng kỹ thuật sạ hàng để giảm lượng giống gieo sạ trong mô hình này nông dân hầu như không được sử dụng thuốc trừ sâu để phun cho lúa. Mà thay vào đó để tiêu diệt sâu rầy, người dân dùng thiên địch là vịt và cá để tiêu diệt những côn trùng gây hại này.

Đối với phong trào thanh niên

Thanh niên là tầng lớp tiên phong, đi đầu trong mọi phong trào và hoạt động. Thanh niên hãy cùng nhau kêu gọi mọi người chung tay giữ gìn vệ sinh chung, cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống của chúng ta.

Việt Nam chung tay cứu Trái Đất - Ảnh 3
Thanh niên cùng nhau dọn rác thải tại địa phương. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, vào các ngày thành lập Đoàn Thanh niên (26/3), ngày Môi trường Thế giới (5/6), toàn thanh niên tổ chức và phát động phong trào dọn vệ sinh lòng đường, hè phố, trồng và chăm sóc cây xanh, tuyên truyền cho mọi người dân cùng tham gia thực hiện.

Đối với các hội đoàn thể, cơ quan chính quyền

Hội Phụ nữ, Nông dân, các cơ quan ban ngành cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề môi trường; thường xuyên đưa các thông tin về bảo vệ môi trường trong các buổi hội họp; tập trung dân ở từng địa phương, tuyên dương, khen thưởng những gia đình thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường chung, những cá nhân tiêu biểu đã đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường.

Việt Nam chung tay cứu Trái Đất - Ảnh 4
Trồng cây để tạo dựng môi trường xanh-sạch-đẹp. (Ảnh minh họa)

Đồng thời, chúng ta cần lên án, phê phán những trường hợp gây tác hại đến môi trường như vứt rác bừa bãi, không tham gia đóng phí vệ sinh môi trường, nhổ cây, bẻ cành và ngắt phá cây xanh…, xem xét về việc công nhận gia đình văn hóa hàng năm ở từng địa phương.

Đó là những việc nhỏ và đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể làm được. Hy vọng rằng, với bài viết này, mọi người, mọi nhà cùng nhau chung tay thực hiện để góp phần hình thành nếp sống văn minh hơn, đô thị xanh - sạch - đẹp hơn.

Hãy đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, được tận hưởng những cảnh đẹp từ thiên nhiên.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam chung tay cứu Trái Đất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh tiến trình phát triển kinh tế xanh
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng, việc thúc đẩy kinh tế xanh trở thành nhiệm vụ cấp bách và quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Tin mới