Thứ sáu, 19/04/2024 19:57 (GMT+7)
Thứ hai, 02/11/2020 08:50 (GMT+7)

Vì sao Trái Đất rung động mỗi 26 giây?

Theo dõi KTMT trên

Đến nay, vẫn chưa có câu trả lời chính thức cho tần số rung kỳ lạ này.

Năm 1962, nhà địa chất học Jack Oliver phát hiện ra một hiện tượng khó hiểu: Trái Đất rung nhẹ mỗi 26 giây. Độ rung là rất thấp, đến nỗi con người sẽ không cảm nhận được, mà chỉ đủ cho những cỗ máy địa chấn ghi nhận lại.

Ông Oliver, lúc đó đang làm việc tại đài quan sát địa chấn Lamont-Doherty, nhận thấy rằng rung động mạnh nhất xuất hiện ở Đại Tây Dương, và mạnh hơn trong những tháng mùa hè của bán cầu bắc.

Qua gần 60 năm, các nhà địa chất học đã có những công cụ hiện đại hơn Jack Oliver rất nhiều. Tuy nhiên, nhịp rung khó hiểu của Trái Đất vẫn chưa được giải mã.

Vì sao Trái Đất rung động mỗi 26 giây? - Ảnh 1
Nhiều giả thuyết được đặt ra nhằm giải thích những rung động đều đặn này. Hoạt động của núi lửa có thể là một nguyên nhân. (Ảnh: Getty)

Sự rung động định kỳ này được phát hiện nhiều lần vào các năm 1980, 2005. Những giả thuyết phổ biến nhất để giải thích rung động là sóng biển và núi lửa hoạt động, nhưng chưa có giả thuyết nào thực sự thuyết phục được giới khoa học.

Năm 2012, Garrett Euler, nghiên cứu sinh tại đại học Washington thậm chí đã chỉ ra địa điểm chính xác gây ra rung động này, tại vùng lõm Bonny thuộc vịnh Guinea. Lần này, Euler quả quyết rung động do sóng biển gây ra.

Theo giải thích của nhà địa chấn học Doug Wiens, khi các đợt sóng xuất hiện trên bề mặt đại dương, chúng không tác động đến tầng sâu của biển. Tuy nhiên, khi chúng đập vào những vùng thềm lục địa, áp lực từ sóng có thể làm biến dạng thềm đại dương. Ông Wiens cho rằng rung động của Trái Đất chính là phản ứng từ áp lực sóng tới thềm đại dương.

Tuy nhiên, giả thuyết này khi được công bố năm 2013 đã không thuyết phục được giới địa chất học. Trong cùng năm đó, nhóm nghiên cứu từ đại học Vũ Hán lại cho rằng Trái Đất rung động do ngọn núi lửa ở đảo São Tomé, thuộc lõm Bonny. Một hiện tượng tương tự đã được ghi nhận tại núi lửa Aso ở Nhật.

Trong khi cuộc tranh luận về nguyên nhân rung động vẫn chưa đi đến hồi kết, thì còn một câu hỏi lớn nữa cũng chưa có lời giải: vì sao rung động lại xảy ra ở đúng lõm Bonny, thuộc vùng vịnh Guinea? Địa hình tương tự, với những vùng thềm lục địa và núi lửa nằm gần đó xuất hiện ở nhiều nơi khác trên Trái Đất. Tuy nhiên, chỉ có vùng lõm Bonny gây ra rung động đều đặn, mỗi 26 giây.

Một trong những nguyên nhân khiến hiện tượng này vẫn chưa tìm ra lời giải là những nỗ lực dành cho nó chưa nhiều.

"Trong ngành địa chấn học, chúng tôi quan tâm tới một số chủ đề nhất định nhiều hơn. Chúng tôi muốn tìm hiểu cấu trúc phía dưới của những lục địa, kiểu như vậy. Hiện tượng này thì nằm ngoài những gì chúng tôi thường nghiên cứu, vì nó không giúp hiểu rõ hơn cấu trúc địa tầng của Trái Đất", ông Wiens giải thích.

"Chúng tôi vẫn đang tìm lời giải cơ bản cho hiện tượng này. Tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta nhận ra được còn rất nhiều hiện tượng thú vị trên Trái Đất chưa có lời giải", Mike Ritzwoller, nhà địa chất cũng từng nghiên cứu về hiện tượng rung bí ẩn kết luận.

Hà My

Bạn đang đọc bài viết Vì sao Trái Đất rung động mỗi 26 giây?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cảnh báo sớm thiên tai
Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt mục tiêu nâng cao độ tin cậy dự báo khí tượng thủy văn hàng ngày trong điều kiện thời tiết bình thường. Đáng chú ý sẽ nâng cao độ tin cậy dự báo khí tượng thủy văn bằng ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Việt Nam quyết tâm sản xuất hydrogen xanh
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 165/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tin mới

Petrovietnam kinh doanh ra sao trong quý I?
Trong quý I/2024, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong đó, khai thác dầu thô đạt 2,54 triệu tấn, vượt 19,4% .