Tiến độ chuyển đổi năng lượng điện sạch tại các thị trường trọng điểm trên thế giới
Nhận thức được ý nghĩa và lợi ích của hệ thống năng lượng điện sạch không phát thải carbon, các châu lục trên thế giới đang dần chuyển đổi sang mô hình năng lượng mang tính bền vững này.
Quyết tâm hướng tới sự phát triển bền vững với một hành tinh xanh và sạch, cả thế giới đã quyết tâm chuyển đổi sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch có tính chất bền vững và tái tạo trong suốt hơn 1 thập kỷ qua. Hành trình chuyển đổi này đã diễn ra ở khắp các châu lục, tuy nhiên ở mỗi khu vực, tốc độ chuyển đổi khác nhau do sự khác biệt về đầu tư, chính sách và hỗ trợ xã hội.
Nhìn chung, châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ là những khu vực có tốc độ phát triển năng lượng sạch nhanh chóng nhất trong thời gian 5 năm qua. 3 khu vực này đều đang trong tình trạng cấp thiết cần cắt giảm phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu; tạo công ăn việc làm cũng như sự chuyên môn trong lĩnh vực đang trên đà phát triển này. Chính vì thế, chính phủ và các doanh nghiệp tại những khu vực này cũng đã nhanh chóng bắt tay vào thực hiện chuyển đổi năng lượng sạch.
Hiện nay, không có con đường cố định nào cho sản xuất điện sạch. Tùy theo đặc thù địa lý, địa chất, năng lượng hóa thạch vốn có và hạn chế về không gian mà mỗi quốc gia sẽ lựa chọn một con đường hướng tới năng lượng sạch khác nhau như thủy điện, mặt trời, gió hay hạt nhân.
Theo thống kê của tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember, tính đến cuối năm 2023, châu Mỹ Latin và Caribe có tỷ trọng điện sạch lớn nhất trên thế giới, chiếm 69,3%. Đứng thứ hai là châu Âu với 59% sản lượng điện từ năng lượng sạch. Tiếp theo là Châu Đại Dương với 49%, Bắc Mỹ với 47% và châu Á chiếm 30%. Châu Phi và Trung Đông là hai khu vực kém nhất chỉ đạt khoảng 5 - 6% năng lượng sạch.
Theo: Reteurs
Gia Tuệ