Tia cực tím có thể tiêu diệt 99,99% nCoV?
So với phương pháp khử khuẩn thông thường bằng đèn thủy ngân, thiết bị chiếu tia cực tím UVC có hiệu quả tiệt trùng cao hơn, tiêu thụ ít nhiên liệu hơn và thời gian hoạt động lâu hơn (10.000 - 50.000 giờ).
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học đã phát minh ra một thiết bị tiệt trùng mới, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nCoV cùng nhiều vi khuẩn gây bệnh khác. Thiết bị này sử dụng ánh sáng cực tím UVC, có thể hoạt động trong 10.000 - 50.000 giờ.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), thiết bị tiệt trùng HGC-UVC đã vượt qua kiểm tra của trung tâm và nằm trong số những sản phẩm module tiệt trùng UVC đầu tiên được cấp phép dùng để tiêu diệt nCoV.
Được biết, ánh sáng cực tím (UV) có bước sóng trong khoảng 100 nm và 400 nm, do đó không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ánh sáng UV diệt khuẩn (100 - 280 nm) hay còn gọi là UVC, có tác dụng hiệu quả trong kiểm soát vi sinh vật.
Trong thí nghiệm, module tiệt trùng HGC-UVC với phạm vi 260 - 280 nm, có tỉ lệ bất hoạt 99,99% đối với nCoV sau khi một trong các module hoạt động suốt 10 phút, theo báo cáo của CDC Hồ Bắc. So với phương pháp khử khuẩn thông thường bằng đèn thủy ngân, thiết bị mới này có hiệu quả tiệt trùng cao hơn, tiêu thụ ít nhiên liệu hơn và thời gian hoạt động lâu hơn (10.000 - 50.000 giờ).
Ngoài ra, thiết bị cũng diệt được vi khuẩn gây bệnh, bao gồm tụ cầu vàng, nấm candida và vi khuẩn coliform. Module tiệt trùng, chủ yếu gồm đèn LED UVC, do công ty công nghệ HGC ở Vũ Hán hợp tác sản xuất với Viện Quang điện tử Công nghiệp Vũ Hán.
Trước đó, nhóm nghiên cứu của các trường đại học tại Mỹ, Anh và Thụy Sỹ đã phát hiện ra virus corona có đặc điểm nhạy cảm với tia cực tím (UV). Từ đó, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu về chủ đề này. Họ so sánh hai kết quả nghiên cứu về khử khuẩn đối với virus bám trên bề mặt bằng tia UV-B.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, về lý thuyết khẳng định virus bị vô hiệu hóa nếu dùng tia UV-B tác động lên ARN của chúng.
Trong khi đó, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy các virus trong một chất tương tự nước bọt khi tiếp xúc với đèn phát tia UV-B từ 10 - 20 phút đã bị vô hiệu hóa nhanh tám lần hơn so với nghiên cứu lý thuyết.
Lan Anh (T/h)