Thứ sáu, 22/11/2024 14:52 (GMT+7)
Thứ ba, 28/12/2021 16:00 (GMT+7)

Thiên tai khắc nghiệt hoành hành miền Tây nước Mỹ trong năm 2021

Theo dõi KTMT trên

Biến đổi khí hậu khiến thiên tai (hạn hán, lũ lụt, cháy rừng, lốc xoáy...) xuất hiện cực đoan trong năm 2021 tại Mỹ. Dự báo các hiện tượng này vẫn sẽ xảy ra và chưa có dấu hiệu dừng lại trong thời gian tới.

Tại miền Tây nước Mỹ, năm 2021 là một năm trải qua thời tiết cực đoan. Các nhà khoa học cho biết, đó có thể chỉ là một phần của những gì sắp xảy ra nếu cuộc khủng hoảng khí hậu tiếp tục diễn ra như hiện nay.

Mới đây, một cơn bão tuyết với cường độ cực mạnh đã tấn công miền Tây nước Mỹ trong ngày 27/12, phủ lớp tuyết dày lên những vùng núi khô cằn của bang California và làm đảo lộn cuộc sống của hàng chục nghìn người trên khu vực rộng lớn.

Chỉ trong 24 giờ, tuyết đã rơi dày 1 m trên các sườn núi của dãy Sierra Nevada, nâng độ dày của lớp tuyết bao phủ khu vực này trong tháng 12 năm nay lên mức kỷ lục gần 4,9 m.

Theo nhận định của các chuyên gia, cơn bão tuyết này không gây ra một mùa đông ẩm ướt mà chỉ mang tới nhiều tuyết hơn trong năm nay so với dự báo trước đây. Thực tế, miền Tây nước Mỹ đã ghi nhận lượng mưa ít chưa từng thấy trong nhiều năm, do đó những vùng nông thôn trở nên khô cằn và dễ xảy ra các vụ cháy rừng.

Thiên tai khắc nghiệt hoành hành miền Tây nước Mỹ trong năm 2021 - Ảnh 1
Khói lửa bốc lên do cháy rừng tại California, Mỹ vào tháng 5/2021. (Ảnh: AFP)

Trái với diễn biến khả quan trên, cơn bão mới nhất đã gây ảnh hưởng lớn khi khiến hàng chục nghìn người lâm vào cảnh mất điện. Theo số liệu của PowerOutage, tính đến chiều 26/12 (theo giờ địa phương), hơn 20.000 cư dân tại bang Washington, 14.000 người tại California và hơn 10.000 người tại Oregon không có điện sử dụng.

Tuyết rơi dày trong bão cũng khiến nhiều tuyến giao thông huyết mạch buộc phải đóng cửa, như tuyến xa lộ liên bang 80, tuyến đường 50… Lở đất cũng làm ngưng trệ hoạt động giao thông trên tuyến cao tốc ven biển ở vùng Big Sur có chiều dài 65 km. Sở Giao thông California cho biết, các nhân viên đang nỗ lực để có thể sớm nối lại các tuyến đường huyết mạch.

Ngay trước khi các đợt nắng nóng mùa hè năm 2021 khiến nhiệt độ tăng vọt khắp phía Tây nước Mỹ, các lòng hồ đã bắt đầu nhường đất cho mặt đất khô nứt nẻ. Xung quanh các hồ chứa, nơi mực nước giảm xuống mức thấp lịch sử, các sườn đồi xanh tươi chuyển màu nâu và cây cối trở nên xơ xác trong các khu rừng có khả năng bị cháy. Thời tiết nắng nóng đã thúc đẩy những đám cháy không thể ngăn cản và ngày càng lớn.

Tính đến đầu tháng 12/2021, khoảng 80% miền Tây nước Mỹ vẫn đang trải qua “hạn hán nghiêm trọng” theo phân loại của Cơ quan Giám sát Hạn hán Mỹ. Tình trạng khô hạn nghiêm trọng khiến một số cộng đồng thiếu nước, ruộng đồng bị bỏ hoang và mực nước tại các hồ dự trữ ở California - một trong những bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi hạn hán - đã giảm xuống mức trung bình 60%.

Cũng trong năm nay, hồ Mead, nằm giữa Nevada và Arizona (hồ chứa lớn nhất trong nước) đã giảm mực nước xuống mức thấp kỷ lục và lần đầu tiên, Chính phủ liên bang phải tuyên bố tình trạng thiếu nước trên sông Colorado, nơi cung cấp nước cho rất nhiều các bang phía Tây nước Mỹ và Mexico.

Thiên tai khắc nghiệt hoành hành miền Tây nước Mỹ trong năm 2021 - Ảnh 2
Siêu bão Ida càn quét thị trấn Grand Isle. (Ảnh: Ben Depp/National Geographic)

Tính đến ngày 26/12, tình trạng khẩn cấp về hạn hán vẫn diễn ra trên toàn bang California. Ông Gavin Newsom, Thống đốc bang đã kêu gọi cư dân giảm sử dụng nước xuống 15%. Trước đó, hồi tháng 4, trong một cuộc họp báo tuyên bố về hạn hán, ông Newsom đã nhấn mạnh: “Hạn hán như lần này chưa từng xảy ra. Đây thực sự là một thời khắc lịch sử”.

Bên cạnh đó, nhiệt độ cao và hạn hán cũng làm tăng những trận cháy rừng dữ dội và khó kiềm chế, thiêu rụi gần 3,1 triệu ha trên khắp nước Mỹ vào năm 2021. Những cây cổ thụ và thị trấn miền núi bị thiêu rụi bởi ngọn lửa di chuyển nhanh, phun ra than hồng hàng dặm, buộc hàng ngàn người phải rời bỏ nhà cửa của họ.

Những đợt nắng nóng kỷ lục - đủ nóng để nung chín các sinh vật biển nhỏ sống dọc theo bờ biển phía Tây Bắc Thái Bình Dương vào mùa hè này đã tác động lớn đến người dân, tàn phá nông nghiệp và cơ sở hạ tầng. Hàng trăm người đã bỏ mạng trong thời điểm nhiệt độ cao đến mức nguy hiểm. Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), trên khắp nước Mỹ, 18% đất nước đã phá kỷ lục nhiệt và nhiệt độ mùa hè cao hơn mức trung bình 2,6 độ C.

Trong khi miền Tây nước Mỹ đang hứng chịu mùa đông khắc nghiệt, bang Texas ở miền Nam đang trải qua thời tiết oi nóng bất thường, với nhiệt độ đo được trong ngày 25/12 tại một số nơi lên tới 34 độ C.

Các nhà khoa học nhận định, hiện tượng ấm lên toàn cầu do con người gây ra không chỉ khiến các cơn bão trở nên mạnh khó dự đoán hơn mà còn khiến nhiệt độ tại nhiều nơi cao bất thường. Bên cạnh đó, sự tích tụ khí carbon dioxide trong bầu khí quyển đã tạo ra hiện tượng "hiệu ứng nhà kính" khi hơi nóng phát ra từ bề mặt Trái Đất đã bị giữ lại trong bầu khí quyển và phản chiếu lại với tốc độ cao hơn. Đồng thời, hiệu ứng nhà kính cũng làm cho các đại dương trở nên ấm hơn và gia tăng mức độ nghiêm trọng của các cơn bão.

Lan Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Thiên tai khắc nghiệt hoành hành miền Tây nước Mỹ trong năm 2021. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới