Thứ bảy, 23/11/2024 02:29 (GMT+7)
Thứ năm, 26/03/2020 16:44 (GMT+7)

Thay đổi tư duy tiêu dùng để bảo vệ Trái đất

Theo dõi KTMT trên

Giờ Trái đất 2020 diễn ra từ 20h30 đến 21h30 ngày 28/3, tập trung những hoạt động nhằm nâng cao hành vi để tiết kiệm, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch...

Kêu gọi thay đổi hành vi tiêu dùng

Sự phồn thịnh của nhân loại, vấn đề môi trường và vận hành của nền kinh tế phụ thuộc vào việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên Trái đất. Bằng chứng cho thấy, con người đang khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cao hơn mức Trái đất có thể cung ứng.

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc - UNEP đã đưa ra những con số đầy cảnh báo đầy lo lắng. Dự kiến đến năm 2050, với các mô hình sản xuất và tiêu dùng tiêu tốn nhiều tài nguyên thiên nhiên như hiện nay và cộng với sự gia tăng dân số thế giới chạm ngưỡng 9,6 tỉ người sẽ phải cần tới 3 Trái đất mới đáp ứng được thói quen sinh hoạt và mức tiêu dùng như hiện tại.

Đơn cử, tác động của chất thải thực phẩm không chỉ là vấn đề tài chính. Về mặt môi trường, chất thải thực phẩm dẫn đến sử dụng lãng phí các chất hóa học như phân bón và thuốc trừ sâu, tốn nhiều nhiên liệu hơn cho việc vận chuyển và sử dụng thực phẩm đã hỏng tạo ra nhiều metan - một trong những loại khí gây hiệu ứng nhà kính có hại nhất gây ra biến đổi khí hậu và được cảnh báo nguy hiểm gấp 23 lần so với CO2. Lượng lớn thức ăn mang tới bãi rác cũng góp phần đáng kể vào việc nóng lên của Trái đất.

Trong khi BĐKH vẫn là một vấn đề lớn cần tập trung giải quyết, ở một bức tranh rộng, thiên nhiên suy thoái và mất đa dạng sinh học cần được truyền thông và giáo dục đến doanh nghiệp và công chúng như là nền tảng xây dựng một hành tinh khỏe mạnh chính là giải pháp tức thời và hiệu quả đối với các thảm họa khí hậu.

Thay đổi tư duy tiêu dùng để bảo vệ Trái đất - Ảnh 1
Tiêu dùng xanh để bảo vệ môi trường sống. (Ảnh: Hoàng Minh)

Giờ Trái đất 2020 kêu gọi sức mạnh của doanh nghiệp và cá nhân trong việc đảo ngược tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học thông qua hành vi tiêu dùng như: Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo; giảm thiểu việc sử dụng sản phẩm nhựa một lần. Chỉ sử dụng khi cần thiết; không sử dụng động vật hoang dã bất hợp pháp.

Sống xanh chính là chìa khóa bảo vệ sức khỏe Trái đất. Sống xanh giúp giảm thiểu sử dụng không khoa học nguồn tài nguyên của Trái đất, không hi sinh hay ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ mai sau nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu hiện tại.

Chỉ cần những những hành động nhỏ tiết kiệm điện, nước, hạn chế sử dụng túi nilon, giữ gìn vệ sinh đường phố và nơi ở, trồng cây xanh, yêu thương bảo vệ động vật… là chúng ta đã và đang thể hiện một cách đúng đắn lối sống văn minh, sự quan tâm và ý thức bảo vệ môi trường. Đối xử thân thiện với môi trường đồng nghĩa với việc đối xử tốt với cuộc sống của chính mình.

Trước diễn biến phức tạp của dịch viêm phổi cấp Covid-19, nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cộng đồng trong thời gian diễn ra Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2020, Bộ TN&MT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và phương thức trực tuyến để quảng bá, tuyên truyền chủ đề, thông điệp Giờ Trái đất. Hướng dẫn tăng cường thời lượng, dung lượng đăng phát về chủ đề ứng phó với biến đổi khí hậu gắn với bảo vệ môi trường; phát triển năng lượng sạch, thân thiện môi trường... Thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, góp phần hiệu quả trong phòng, chống dịch bệnh có tính chất truyền nhiễm cao.

Chung tay bảo vệ hành tinh

Nhiều năm qua, sự kiện Giờ Trái đất đã được lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo; các Bộ, ban ngành, đoàn thể, địa phương và nhân dân cả nước hưởng ứng với những hành động cụ thể, thiết thực, lan tỏa cao. Qua đó, góp phần tăng cường bảo vệ môi trường theo hướng bền vững, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Để cổ vũ, lan tỏa và truyền tải các chủ đề, thông điệp, ý nghĩa trên, căn cứ tình hình thực tế, cả nước đang tập trung nguồn lực để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Bộ TN&MT đã có Công văn số 1348/BTNMT-TĐKTTT gửi các Bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2020.

Thay đổi tư duy tiêu dùng để bảo vệ Trái đất - Ảnh 2
Chung tay bảo vệ Trái đất.

Bộ TN&MT đề nghị các Bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp tổ chức thực hiện các hoạt động hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2020 với nhiều nội dung ý nghĩa và thiết thực.

Cụ thể, tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng; tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo; hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa và túi nilon; không sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc động vật hoang dã và các hoạt động thiết thực khác để góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chỉ đạo tăng cường nghiên cứu, xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách, dự án, công trình ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống dân sinh.

Bắt đầu từ năm 2007 ở Sydney (Australia), số người tham gia chỉ có 2 triệu người. Giờ Trái đất là một sự kiện quốc tế hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF - World Wildlife Fund), kêu gọi các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 20h30 đến 21h30 tối (giờ địa phương) ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hàng năm.

Phương Anh

Bạn đang đọc bài viết Thay đổi tư duy tiêu dùng để bảo vệ Trái đất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới