Thứ sáu, 22/11/2024 07:43 (GMT+7)
Thứ hai, 17/06/2024 07:27 (GMT+7)

Thái Bình: Điển hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở huyện Hưng Hà

Theo dõi KTMT trên

Huyện Hưng Hà, Thái Bình chú trọng bảo vệ môi trường từ việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Huyện này đặt mục tiêu đến hết năm 2024, 100% cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn trên địa bàn đều thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

Từ 1/1/2025, phân loại chất thải rắn sinh hoạt là việc làm bắt buộc với mọi cá nhân và hộ gia đình. Đây là quy định đã được ban hành trong Luật bảo vệ môi trường năm 2020. Thực hiện theo Luật bảo vệ môi trường, những năm qua tỉnh Thái Bình nói chung và huyện Hưng Hà nói riêng luôn chú trọng đến việc phân loại rác thải tại nguồn. Mới đây, tỉnh Thái Bình và huyện Hưng Hà đều ban hành kế hoạch cụ thể về phân loại rác thải tại nguồn tại địa bàn.

Xác định nhiệm vụ phân loại CTRSH tại nguồn là trách nhiệm và nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, trên địa bàn toàn tỉnh đã tích cực tuyên truyền rộng rãi đến người dân, tăng cường công tác xã hội hóa nhằm huy động tối đa nguồn lực tham gia vào công tác phân loại rác, đồng thời thu gom, vận chuyển, xử lý tách biệt chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại.

Thái Bình: Điển hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở huyện Hưng Hà - Ảnh 1
Nhiều mô hình thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đã được triển khai ở huyện Hưng Hà, Thái Bình.

Tại huyện Hưng Hà, công tác phân loại CTRSH tại nguồn đã và đang được triển khai đồng bộ ở tất cả xã, thị trấn theo hướng dẫn kỹ thuật về phân loại CTRSH của Bộ tài nguyên và Môi trường; phù hợp với điều kiện hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, điều kiện thực tế của từng địa phương theo kế hoạch đã đề ra.

Triển khai kế hoạch CTRSH của huyện Hưng Hà, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện đã ban hành công văn chỉ đạo hội phụ nữ các xã, thị trấn triển khai thực hiện, tập trung vào một số nhiệm vụ sau: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân hiểu được ý nghĩa, vai trò của việc phân loại CTRSH tại nguồn. Tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường như: Mô hình Tổ phụ nữ thu gom rác thải; mô hình Tổ thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng; mô hình phân loại, xử lý rác thải tại nguồn; mô hình Biến rác thải thành tiền; mô hình đường hoa nông thôn mới; mô hình đoạn đường phụ nữ tự quản.

Thái Bình: Điển hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở huyện Hưng Hà - Ảnh 2
34/35 xã, thị trấn của huyện Hưng Hà đã thành lập mô hình Tổ thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng - Ảnh TL

Bên cạnh đó, tăng cường công tác vận động người dân cùng thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn phù hợp với điều kiện của gia đình; giảm thiểu tối đa chất thải rắn phát sinh. Hơn nữa, cần có khu vực tập kết và chuyển giao chất thải rắn đã được phân loại, đảm bảo thời gian và phương thức theo đúng quy định của địa phương. Đồng thời, khuyến khích phân loại riêng chất thải nguy hại trong CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình; hướng dẫn người dân phương pháp tận dụng tối đa chất thải thực phẩm với mục đích sử dụng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi.

Từ năm 2020, Hội LHPN huyện Hưng Hà đã xây dựng kế hoạch mô hình điểm "Thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình" tại thôn Đồng Lạc, xã Minh Khai. Tiếp nối, hàng năm hội LHPN huyện nhân rộng mô hình ra các xã, thị trấn trong toàn huyện.

Hiện nay, huyện này có 7 xã đã xây dựng được 21 mô hình phân loại rác tại các xã: Minh Khai, Tiến Đức, Liên Hiệp, Bắc Sơn, Hòa Bình, Canh Tân, Văn Cẩm. Ngoài việc duy trì, nhân rộng mô hình “Thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình”, thì Hội LHPN huyện còn triển khai thực hiện các mô hình khác góp phần bảo vệ môi trường như: 34/35 xã, thị trấn thành lập mô hình Tổ thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng, 65 mô hình "Biến rác thải thành tiền", 115 mô hình "Chi hội Phụ nữ 5 không, 3 sạch", 248 mô hình tổ phụ nữ thu gom rác thải đi vào hoạt động có hiệu quả.

Các mô hình, chương trình, dự án phân loại rác thải tại nguồn đang mang lại hiệu quả tốt và thiết thực, giảm thiểu đáng kể lượng rác thải chôn lấp, tăng lượng rác thải tái chế. Đây là hướng đi tất yếu, đáng được nhân rộng trong nền kinh tế tuần hoàn và một phần giúp chung tay bảo vệ môi trường.

Hoàng Hà

Bạn đang đọc bài viết Thái Bình: Điển hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở huyện Hưng Hà. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thanh niên 9x khởi nghiệp với hoa cẩm cù
Đỗ Văn Phúc (SN 1991) bất ngờ khám phá niềm yêu thích đặc biệt với hoa cẩm cù. Từ đó, anh đã biến đam mê này thành sự nghiệp, gặt hái thành công và tạo ra nguồn thu nhập ổn định tại Bình Phước.

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.