Thứ sáu, 22/11/2024 23:04 (GMT+7)
Thứ ba, 22/06/2021 16:55 (GMT+7)

Tầng ozone đang phục hồi nhanh chóng nhờ đại dịch

Theo dõi KTMT trên

Các biện pháp cách ly và giãn cách xã hội không chỉ giúp hạn chế lây lan Covid-19 mà còn giúp Trái Đất giảm đáng kể ô nhiễm tầng ozone.

Các ước tính mới từ NASA cho thấy mức độ ô nhiễm tầng ozone trong tháng 5 và 6 năm 2020 giảm 2%, phần lớn nhờ do giảm khí thải tại khu vực châu Á và Mỹ. Con số này nghe có vẻ không nhiều, nhưng các chuyên gia cho biết mức độ giảm thiểu này đáng nhẽ ra có thể mất ít nhất 15 năm để đạt được, trong điều kiện các chính sách giảm thải đưa ra bởi hội đồng đa Chính phủ về biến đổi Khí hậu được áp dụng một cách gay gắt nhất.

“Tôi thấy bất ngờ trước tác động về môi trường đến từ đại dịch này”, theo Jessica Neu, nghiên cứu viên về thành phần khí quyển tại phòng thí nghiệm tên lửa đẩy của NASA.

Các nhà khoa học nhận ra chiến dịch giãn cách xã hội trong năm vừa qua là một tình huống cơ hội để quan sát điều gì sẽ xảy ra với bầu khí quyển nếu như hoạt động của loài người và lượng chất thải sinh ra từ các hoạt động đó giảm mạnh. Nhờ vào kiến thức có được mà ta có thể đưa ra các giải pháp môi trường hiệu quả hơn.

Tầng ozone đang phục hồi nhanh chóng nhờ đại dịch - Ảnh 1
NASA phát hiện cách ly, giãn cách xã hội giúp giảm ô nhiễm khí quyển.

Bằng cách nhập dữ liệu từ nhiều vệ tinh trong năm 2020 vào 4 mô hình dự đoán phản ứng khí quyển, các nhà nghiên cứu tại NASA phát hiện lượng khí thải NOx dao động lên xuống với cường độ có liên quan tới các sự kiện cách ly. Trong tháng 4 và 5, tượng khí thải toàn cầu giảm ít nhất 15%.

Các nước có chính sách cách ly gắt gao nhất rõ ràng có lượng giảm thải cao nhất. Ví dụ, ở Trung Quốc, lệnh cách ly ban hành từ đầu năm đã giúp quốc gia này giảm tới 50% lượng khí thải. Ở các khu vực áp dụng chính sách cách ly sau đó như Mỹ, châu Âu, Trung Đông, Tây Á , lượng khí thải NOx giảm khoảng 18% đến 25% trong tháng bốn và năm.

Tác động tới bầu khí quyển xảy ra trên diện rộng và nhanh chóng đến bất ngờ. Sau cách ly, dữ liệu cho thấy sự giảm thiểu ozone mạnh mẽ toàn cầu, thanh lọc không khí ở độ cao lên đến 10 km.

Tại tầng đối lưu, ozone không chỉ làm giảm chất lượng không khí mà còn đóng vai trò giữ nhiệt và gia tăng sự nóng lên của Trái Đất. Các nhà khoa học cho rằng đại dịch năm rồi đã đem lại nhiều lợi ích cho chất lượng không khí cũng như quá trình biến đổi khí hậu.

Theo báo cáo từ WHO, ô nhiễm không khí cướp đi sinh mạng của 7 triệu người mỗi năm. Đây được coi là một đại dịch “thầm lặng”, thậm chí còn đem lại nhiều thương vong hơn cả chiến tranh hay bệnh tật khác.

Trong tháng 3 năm vừa qua, các số liệu từ Trung Quốc cho thấy chỉ nhờ hai tháng cách ly, hơn 4.000 trẻ em và 73.000 người lớn đã thoát khỏi nguy cơ bệnh tật từ ô nhiễm môi trường. Tại thời điểm đó, con số này vượt cao hơn số người tử vong vì Covid-19.

Đại dịch vừa qua đã cho chúng ta thấy cách mà con người có thể nhanh chóng phục hồi bầu khí quyển cũng như chất lượng sức khỏe cho chính mình. Tuy nhiên, nếu không duy trì các biện pháp như vừa rồi, những lợi ích có lẽ cũng không đáng là bao. Và khi thế giới mở cửa trở lại, lượng ozone chắc chắn sẽ tăng lên tỉ lệ thuận với lượng gia tăng khí thải.

Việt Nam chung tay hành động

Nhận thức rõ vai trò đặc biệt quan trọng của tầng ozone đối với Trái Đất, Việt Nam đã phê chuẩn tham gia Công ước Vienna về bảo vệ tầng ozone và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giam tầng ozone từ 1/1994.

Từ đó đến nay, Việt Nam luôn được đánh giá là nước thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal. Đặc biệt là không sản xuất các chất làm suy giảm tầng ozone nhưng có nhập khẩu các chất ODS để phục vụ nhu cầu sản xuất, dịch vụ, chủ yếu trong các lĩnh vực điện lạnh, điều hòa không khí...

Cụ thể, Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn tiêu thụ các chất CFC, Halon và CTC từ ngày 1/1/2010; loại trừ hoàn toàn tiêu thụ HCFC-141b nguyên chất được sử dụng trong sản xuất xốp và cấm sử dụng Methyl Bromide cho các ứng dụng ngoài mục đích kiểm dịch hàng xuất khẩu từ 1/1/2015.

Hiện nay, Bộ TN&MT đang triển khai Dự án Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC giai đoạn II (2018-2023) nhằm loại trừ 35% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC thông qua hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ, triển khai các hoạt động phối hợp nhằm tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nước về quản lý, loại trừ các chất HCFC, nâng cao nhận thức của các ngành, người dân và các bên liên quan về loại trừ các chất HCFC ở Việt Nam.

Ngày 4/9/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 64/NQ-CP chính thức phê duyệt Bản sửa đổi, bổ sung Kigali thuộc Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone. Việc phê duyệt Bản sửa đổi, bổ sung Kigali thể hiện trách nhiệm của Việt Nam là thành viên tham gia Nghị định thư Montreal, tích cực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sẵn sàng tăng cường hợp tác với các nước, cộng đồng quốc tế trong việc kiểm soát và loại trừ các chất HFC.

Triển khai thực hiện Bản sửa đổi, bổ sung Kigali loại trừ các chất HFC ở Việt Nam sẽ giúp loại trừ hàng triệu tấn CO2 tương đương, góp phần cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu Trái Đất, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Minh Phương

Bạn đang đọc bài viết Tầng ozone đang phục hồi nhanh chóng nhờ đại dịch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới