Thứ bảy, 20/04/2024 02:07 (GMT+7)
Thứ tư, 12/01/2022 18:00 (GMT+7)

Tân Hoàng Minh được gì, mất gì sau bỏ cọc?

Theo dõi KTMT trên

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam mặt khác cho rằng, sau khi xin bỏ cọc lô đất đấu giá ở Thủ Thiêm, cái mất lớn nhất của Tân Hoàng Minh là uy tín, ngoài số tiền cọc mất.

Một số người hiểu về lĩnh vực đầu tư bất động sản (BĐS), hẳn sẽ nhận ra tác động của kết quả đấu giá lô đất vàng Thủ Thiêm vừa qua. Với việc thắng đấu giá lô đất với giá "trên trời" (2,45 tỷ đồng một m2), Tân Hoàng Minh đã tạo ra một đỉnh giá mới cho thị trường BĐS, đồng thời đẩy giá đất tại khu vực này lên cao chóng mặt.

Ai sẽ được lợi từ sự việc Tân Hoàng Minh bỏ cọc đất Thủ Thiêm?

Tâm lý "lướt sóng" bắt đầu nổ ra khi nhiều người ham làm giàu đã lao vào ôm đất chờ tăng giá. Từ đó, tạo nguy cơ bong bóng BĐS, và làm đóng băng những dự án mới. Vậy ai sẽ được lợi từ sự việc này?

Tân Hoàng Minh được gì, mất gì sau bỏ cọc? - Ảnh 1
Lô đất 3-12 Tân Hoàng Minh vừa bỏ cọc. (Ảnh: Hữu Khoa).

Sự kiện Tân Hoàng Minh bỏ cọc đất Thủ Thiêm đang tác động tiêu cực đến cổ phiếu bất động sản. Người chịu tác động lớn nhất chính là các nhà đầu tư lướt sóng. Việc trúng thầu lô đất với giá khó tin của Tân Hoàng Minh đã kéo theo một lượng lớn nhà đầu tư mua cổ phiếu chờ thời. Để rồi, khi công ty này bất ngờ tuyên bố bỏ cuộc chơi, chính những người đang ôm cổ phiếu sẽ phải chịu thiệt hại nặng nề khi giá tụt dốc.

Tân Hoàng Minh được gì, mất gì sau bỏ cọc? - Ảnh 2
Luật sư Nguyễn Sơn Tùng, Luật sư điều hành Legal United Law.

Theo Luật sư Nguyễn Sơn Tùng, Luật sư điều hành Legal United Law, với việc bỏ cọc, Tân Hoàng Minh sẽ mất khoản tiền đặt trước gần 600 tỷ đồng đã đặt cọc khi tham giá đấu giá. Đặc biệt, ông Tùng nhấn mạnh thiệt hại lớn hơn của tập đoàn bất động sản này là uy tín. Còn lô đất 3-12 Tân Hoàng Minh bỏ cọc sẽ được TP.HCM tổ chức đấu giá lại.

Tân Hoàng Minh được gì, mất gì sau bỏ cọc? - Ảnh 3
Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Đinh Thế Hiển.

Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Đinh Thế Hiển cho rằng sau khi Tân Hoàng Minh bỏ cọc, dù lô đất 3-12 tạm thời chưa có chủ đầu tư nhưng với mức giá khởi điểm khoảng 3.000 tỷ đồng và với những kinh nghiệm trong công tác đấu giá, TP.HCM không khó tìm được nhà đầu tư mới.

Ông Hiển nêu quan điểm: "Có thể giá mới sẽ 5.000 tỷ đồng hoặc 10.000 tỷ đồng nhưng vấn đề đó không đáng lo. Việc cần quan tâm là TP.HCM sẽ có quy định chặt chẽ như thế nào để tìm chủ đầu tư đủ năng lực, uy tín".

Tân Hoàng Minh được gì, mất gì sau bỏ cọc? - Ảnh 4
Tiến sĩ Vũ Đình Ánh.

Trong khi đó, Tiến sĩ Vũ Đình Ánh cho rằng trong trường hợp xấu nhất khi 4 doanh nghiệp trúng đấu giá các lô đất ở Thủ Thiêm vừa qua đều bỏ cọc thì đất vẫn có thể tổ chức lại đấu giá. Trong khi đó, ngân sách Nhà nước vẫn được bổ sung thêm hơn 1.000 tỷ đồng từ tiền đặt cọc. Như vậy, ngân sách không những mất mà vẫn thu được tiền.

Tân Hoàng Minh bỏ cọc: Mất tiền, mất uy tín?

CEO một doanh nghiệp BĐS ở Hà Nội cho biết không cảm thấy quá ngạc nhiên khi Tân Hoàng Minh bỏ cọc. Bởi số tiền phải đóng là con số rất lớn, hơn 1 tỷ USD. Theo vị này, để huy động số tiền này với một doanh nghiệp là không "hề đơn giản". Chưa kể còn vô số bài toàn kinh doanh sau đó để đảm bảo hiệu quả dòng tiền.

Còn nhớ thời điểm mua được đất vàng Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM trước đây, sau đó ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh lại tiết lộ, cuộc đấu giá thành công do… lỡ lời. Khu đất này khởi điểm 550 tỷ đồng và giờ doanh nghiệp phải trả tới 1.430 tỷ đồng - gấp 2,6 lần để sở hữu nó. "Dù ở góc độ kinh tế, đây là cuộc đấu giá thất bại", ông Dũng nói.

Sang đến vụ đấu giá ở Thủ Thiêm, mặc dù đã đọc những lý giải của ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh - về việc vì sao bỏ giá cao rồi lại bỏ cọc, song một số doanh nghiệp cùng ngành vẫn thấy sự "khó hiểu".

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng cơ bản sẽ tốt cho thị trường BĐS. "Nó sẽ đưa về giá trị thực hơn. Các khu vực xung quanh theo đó sẽ hạ nhiệt hơn", vị này nhấn mạnh.

Tân Hoàng Minh được gì, mất gì sau bỏ cọc? - Ảnh 5
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam mặt khác cho rằng, sau khi xin bỏ cọc lô đất đấu giá ở Thủ Thiêm, cái mất lớn nhất của Tân Hoàng Minh là uy tín, ngoài số tiền cọc mất.

Trong tâm thư trước đó được ghi ngày 10/1/2022 gửi đến các lãnh đạo cấp cao Trung ương, TP.HCM, ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh - đã xin tự nguyện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá tài sản ô đất 3-12 khu chức năng số 3.

Tân Hoàng Minh được gì, mất gì sau bỏ cọc? - Ảnh 6

Ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tân Hoàng Minh.

Tiết lộ lý do bỏ cọc, ông Dũng viết trong "tâm thư": Sau khi trúng đấu giá với giá cao như vậy, chúng tôi đã suy nghĩ và lắng nghe rất nhiều dư luận theo nhiều chiều khác nhau và thấy rằng đấu giá trúng ở mức cao như vậy có thể dẫn tới hệ lụy không tốt. "Đặc biệt sau khi tiếp thu ý kiến nhận định của Bộ trưởng Tài chính tại kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ nhất vừa qua", ông Dũng nêu trong thư.

Ông chủ Tân Hoàng Minh cũng nói thêm, việc này để "bảo đảm một phần ổn định thị trường kinh doanh BĐS, lợi ích của tập thể, của xã hội lên trên...". Đồng thời Chủ tịch Tân Hoàng Minh cũng gửi đến các lãnh đạo cấp cao "lời xin lỗi chân thành nhất".

Bùi Hằng (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tân Hoàng Minh được gì, mất gì sau bỏ cọc?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá nhà tăng liên tiếp 19 quý, mua nhà rẻ chỉ có trên tivi
Thời gian qua, thị trường bất động sản đang bị đẩy giá lên cao ở hầu hết các phần khúc. Nếu tình trạng này vẫn diễn ra thì nhu cầu mua nhà ở thực của người dân sẽ không được đáp ứng mà chỉ là cơ hội cho hiện tượng đầu cơ.

Tin mới