Thứ sáu, 04/10/2024 00:07 (GMT+7)
Thứ ba, 20/06/2023 07:10 (GMT+7)

Sửa đổi Luật Tài nguyên nước: Nhiệm vụ chính trị quan trọng trong bảo vệ nguồn nước

Theo dõi KTMT trên

Bộ trưởng TN&MT cho rằng, việc xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) là nhiệm vụ chính trị quan trọng, nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước và đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia.

Kỳ vọng hệ thống pháp luật quản lý nước

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) là dự án luật không chỉ được cộng đồng các doanh nghiệp mong đợi mà còn được cơ quan Nhà nước các cấp quan tâm. Bởi sự kỳ vọng vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên nước trong bối cảnh cần tăng cường bảo đảm an ninh nguồn nước, khắc phục những bất cập, tồn tại trong công tác quản lý tài nguyên nước và yêu cầu hội nhập quốc tế.

Với dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), mục tiêu của Việt Nam sẽ hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch để có khả năng khai thác tối đa nguồn lực tài nguyên, phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả; bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia; chú trọng phòng ngừa, kiểm soát và phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm; phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm quản lý công trình khai thác nước cả trung ương và địa phương khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật.

Bên cạnh đó, Luật sẽ hướng tới quản lý tài nguyên nước trên nền tảng công nghệ số, thống nhất về cơ sở dữ liệu, xây dựng bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định theo thời gian thực, giảm thiểu nhân lực quản lý, vận hành, chi phí đầu tư của nhà nước; giảm điều kiện kinh doanh cho tổ chức, cá nhân.

Đồng thời, sẽ chuyển dần từ quản lý bằng công cụ hành chính sang quản lý bằng công cụ kinh tế thông qua các chính sách về: giá nước, thuế, phí, lệ phí, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; đẩy mạnh xã hội hoá.

Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh đã trình bày trước Quốc hội Tờ trình dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Sửa đổi Luật Tài nguyên nước: Nhiệm vụ chính trị quan trọng trong bảo vệ nguồn nước - Ảnh 1
Cần thiết sửa đổi Luật Tài nguyên nước nhằm hoàn thiện hơn hành lang pháp lý đồng bộ để có khả năng khai thác tối đa nguồn lực tài nguyên. 

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước; tài nguyên nước được quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững hơn, mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Nhiệm vụ chính trị quan trọng

Cũng tại Kỳ họp thứ 5, nhiều đại biểu cho rằng cần thiết sửa đổi Luật Tài nguyên nước nhằm hoàn thiện hơn hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch để có khả năng khai thác tối đa nguồn lực tài nguyên nước, phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả.

Đồng thời, bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia; chú trọng phòng ngừa, kiểm soát và phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm; phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm quản lý công trình khai thác nước cả trung ương và địa phương khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh đặc biệt nhấn mạnh, việc xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) là nhiệm vụ chính trị quan trọng, nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước và đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia.

Vì vậy, Bộ trưởng đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu ý kiến của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), trên cơ sở dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) sẽ giải quyết những vướng mắc từ thực tiễn, chồng chéo giữa Luật Tài nguyên nước với các luật khác để thống nhất việc điều tra, quản lý, khai thác sử dụng nước từ Trung ương đến địa phương, thống nhất quản lý về tài nguyên nước.

Với vai trò là cơ quan soạn thảo, Cục Quản lý tài nguyên nước đã tổ chức nhiều buổi làm việc, trực tiếp trao đổi với các chuyên gia quốc tế của các tổ chức WorldBank, AFD, KOICA, IUCN, JICA… để hiểu sâu hơn mô hình quản lý, bối cảnh quy định, trình độ phát triển, thực tiễn triển khai các chính sách tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới, cũng như các quốc gia có điều kiện tương đồng với Việt Nam.

Cùng với đó, Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã được Bộ TN&MT gửi lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương; đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và trang thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến rộng rãi của người dân, doanh nghiệp theo đúng quy định. 

Được biết, Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) được xây dựng trên cơ sở tổng kết Luật Tài nguyên nước 2012. So với Luật 2012, Dự thảo Luật giữ nguyên 9 điều, sửa đổi bổ sung 59 điều, bổ sung 15 điều, bãi bỏ 13 điều như vậy cơ bản đã sửa đổi so với luật cũ.

Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) bám sát vào 4 chính sách đã được Quốc hội thông qua tại Nghị Quyết số 50/2022/QH15 ngày 13/6/2022, gồm: Bảo đảm an ninh nguồn nước; Xã hội hóa ngành nước; Kinh tế tài nguyên nước; Bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống tác hại do nước gây ra và đề xuất sửa đổi bổ sung một số chính sách khác.

Nội dung dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã thể chế hóa tương đối đầy đủ quan điểm, định hướng đổi mới của Đảng và Nhà nước về quản lý tài nguyên nước, đặc biệt là Kết luận số 36 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước theo hướng quản trị nước, đẩy mạnh xã hội hóa ngành nước và áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên nước.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Sửa đổi Luật Tài nguyên nước: Nhiệm vụ chính trị quan trọng trong bảo vệ nguồn nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tiêu hủy 5 cá thể hổ đã chết tại Hà Tĩnh
Ngày 26/8, Hội đồng tiêu hủy vật chứng tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tiến hành tiêu hủy 5 cá thể hổ đã chết vốn là tang vật trong một vụ án buôn bán động vật hoang dã.

Tin mới

"Ăn rừng" từ bán tín chỉ carbon
Người xưa có câu “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, để nói về việc tàn phá rừng sẽ chịu hậu quả. Nhưng giờ đây, “ăn rừng” không còn “rưng rưng” nữa, nhờ tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng. Đó là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế xanh, bền vững.