Trước ý kiến của Chủ tịch UBND TP Hà Nội về việc Hà Nội trình xin Thủ tướng phê duyệt khẩn cấp dự án lấy nước sông Hồng hồi sinh sông Tô Lịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đồng ý và giao địa phương thực hiện bố trí vốn, lựa chọn nhà đầu tư.
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì dự án khẩn cấp dẫn nước từ sông Hồng qua hồ Tây để bổ cập nước cho sông Tô Lịch. Mục đích là tạo dòng chảy, giảm sự ô nhiễm của sông Tô Lịch.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã thống nhất về chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng, giai đoạn từ năm 2025-2030. Theo đó, tên của 3 cầu lớn này là: Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi.
Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt, khu vực này sẽ chú trọng phát triển đô thị hai bên bờ sông Hồng và các sông lớn.
Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, Thủ đô sẽ nghiên cứu hệ thống xe buýt hiện đại hoặc tuyến monorail (hệ thống đường tàu một ray) chạy ven 2 bờ sông Hồng để kết hợp du lịch, cảnh quan.
Thành phố Hà Nội xác định lấy trục sông Hồng làm trung tâm trong quy hoạch mới. Khi quy hoạch 2 bên sông Hồng cần thiết kế theo hướng ô bàn cờ để tạo không gian tĩnh.
Việc hoàn thiện quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng là bước đi đầu tiên, quan trọng để biến ước mơ về thành phố xanh, hiện đại và đậm đà bản sắc văn hóa hai bên bờ sông Hồng thành hiện thực.
Mới đây, Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng có văn bản trả lời Bộ Công thương về việc bổ sung quy hoạch thêm 2 dự án thủy điện trên sông Hồng trên địa phận tỉnh Lào Cai.
Dự án đầu tư xây dựng cầu Thượng Cát với tổng mức đầu tư dự kiến gần 8.300 tỷ đồng, triển khai trong giai đoạn từ 2023-2027. Đây là 1 trong 10 dự án bắc qua sông Hồng nằm trong Quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội.
Việc quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sẽ tạo điều kiện để Hà Nội hướng đến khai thác một quỹ đất lớn có giá trị kinh tế cao, tạo dựng những khu nhà ở sinh thái, không gian xanh, không gian công cộng...
Chỉ trong một thời gian ngắn, hai đường dây khai thác cát trái phép trên sông Hồng trên địa bàn TP.Hà Nội và các tỉnh Hà Nam, Thái Bình đã bị các cơ quan chức năng vây bắt, triệt phá.
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ hoàn thiện hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng – Thái Bình; sông Cửu Long;… trong năm 2022.
UBND tỉnh Lào Cai vừa xử phạt vi phạm hành chính đối với 4 doanh nghiệp, hợp tác xã vi phạm khai thác cát trên sông Hồng với tổng số tiền gần 400 triệu đồng.
Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc về hành vi đổ chất thải rắn xây dựng ra sông Hồng trong quá trình thực hiện Dự án Hồ điều phối lũ thành phố Lào Cai.