Thứ ba, 26/11/2024 03:58 (GMT+7)
Thứ năm, 07/10/2021 07:25 (GMT+7)

Rừng nhiệt đới có khả năng trở thành nguồn phát thải ở thập kỉ tới

Theo dõi KTMT trên

Các nhà khoa học lo ngại khả năng chứa carbon của các khu rừng nhiệt đới sẽ giảm dần và cuối cùng đảo ngược, trở thành nguồn phát thải, nếu nóng lên toàn cầu cứ tiếp diễn.

Những khu rừng nhiệt đới - "lá phổi xanh" - của thế giới nơi thu gom cacbon thì giờ đây đã bắt đầu chuyển thành nguồn sản xuất cacbon mới. Từ trước đến nay, các khu rừng nhiệt đới có vai trò quan trọng trong việc lọc không khí, làm chậm quá trình biến đổi khi hậu toàn cầu bằng cách loại bỏ cacbon điôxit khỏi khí quyển và lưu trữ nó trong cây, đây gọi là quá trình cô lập cacbon. 

Theo dự đoán trước đó, rừng nhiệt đới sẽ tiếp tục làm tốt việc lưu trữ khí cacbon trong nhiều thập kỉ, đủ thời gian cho các nhà nghiên cứu tìm ra giải pháp mới về biến đổi khí hậu. Nhưng những tác động như hạn hán, sự nóng lên của Trái Đất đã làm chậm sự tăng trưởng và gây chết cây, cháy rừng lâu dần sẽ làm rừng trở thành nguồn cung cấp CO2 thay vì việc lưu trữ CO2. 

Các nhà khoa học lo ngại khả năng chứa carbon của các khu rừng nhiệt đới sẽ giảm dần và cuối cùng đảo ngược, trở thành nguồn phát thải, nếu nóng lên toàn cầu cứ tiếp diễn.

Các khu rừng đang bị hủy hoại, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới. Điều đáng nói là hoạt động phá rừng đã chiếm khoảng 1/5 tổng lượng phát thải khí nhà kính (CO2) do con người tạo ra gần đây.

Cây cối, với vòng đời dài và thân gỗ khổng lồ, đặc biệt hữu ích trong việc lưu trữ carbon. Nhưng lượng carbon mà các khu rừng nhiệt đới có thể trữ được phụ thuộc vào cân bằng giữa sự phát triển của cây được thúc đẩy bởi mức carbon cao trong khí quyển và tình trạng căng thẳng hay bị chết do nhiệt độ tăng và hạn hán.

Rừng nhiệt đới có khả năng trở thành nguồn phát thải ở thập kỉ tới - Ảnh 1
Rừng nhiệt đới có thể gây hiệu ứng nhà kính nếu nóng lên toàn cầu không bị ngăn chặn.

Phân tích dựa trên việc 30 năm theo dõi phát triển của cây và cái chết của 56 khu rừng nhiệt đới trên khắp châu Phi và Amazon cho thấy vào năm 1990, sự hấp thụ, lưu trữ cacbon của rừng nhiệt đới đã đạt đến mức đỉnh điểm. Đến năm 2010, khả năng hấp thụ cacbon của mỗi khu rừng nhiệt đới đã giảm đi một phần ba. 

Các nhà nghiên cứu cho biết việc này xảy ra là vì có quá nhiều cây chết, nạn cháy, phá rừng và lượng cacbon được thải ra ngày càng nhiều. Nghiên cứu của gần 100 nhóm nhà khoa học cho thấy sự hấp thu cacbon của các khu rừng nhiệt đới trên thế giới đang có xu hướng giảm một cách đáng lo ngại. 

Nghiên cứu cũng cho thấy, về tổng thể, các khu rừng hiện vẫn hấp thụ nhiều carbon hơn so với thải ra. Đặc biệt, rừng ở châu Phi và châu Á, nếu được giữ nguyên vẹn, sẽ tiếp tục lưu trữ một lượng lớn cacbon, ngay cả khi nhiệt độ toàn cầu tăng. 

Nhưng tại một điểm bùng phát, khi nhiệt độ trung bình cao nhất của ngày trong tháng ấm nhất của năm tăng lên 32,2°C thì khả năng lưu trữ cacbon dài hạn sẽ giảm mạnh. Rừng càng khô thì mức suy giảm này càng nghiêm trọng, Sullivan lưu ý, có thể do thiếu nước khiến cây dễ bị căng thẳng và chết.

Theo tính toán, nhiệt độ tối đa của toàn cầu cứ tăng thêm 1°C, khả năng lưu trữ carbon của các khu rừng nhiệt đới sẽ giảm 7 tỉ tấn (tương đương với tổng lượng phát thải cacbon của Mỹ trong 5 năm). Nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 2°C so với mức tiền công nghiệp, 71% rừng nhiệt đới sẽ bị đẩy đến giới hạn về nhiệt, trong đó những khoảng rừng nhiệt đới khổng lồ sẽ bắt đầu giải phóng cacbon. Ngay bây giờ, các khu rừng nóng nhất ở Nam Mỹ đã đạt đến điểm đó.

Nhưng nhà sinh thái học Lara Kueppers thuộc Đại học California, Berkeley, lo ngại nghiên cứu có thể quá lạc quan khi dự báo rằng những khu rừng mát mẻ hơn, đặc biệt là ở châu Á và châu Phi, sẽ tiếp tục lưu trữ cacbon ngay cả khi bị nóng lên. 

Các nhà nghiên cứu khác coi phát hiện này như một lời cảnh tỉnh, lưu ý rằng thế giới đã ấm lên khoảng 1°C so với mức tiền công nghiệp. “Mặc dù khả năng lưu trữ cacbon của rừng nhiệt đới sẽ suy yếu, bảo tồn chúng vẫn tốt hơn là biến chúng thành nguồn phát thải cacbon,” theo Richard Betts, nhà mô hình khí hậu chuyên về chu trình cacbon toàn cầu tại Đại học Exeter. 

Nếu không có biện pháp ngăn chặn, chỉ trong vòng một thập kỉ tới, những khu rừng nhiệt đới, vốn được coi là những “lá phổi xanh” có nguy cơ trở thành những “lá phổi đen” làm Trái Đất của chúng ta nóng lên.

Linh Chi (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Rừng nhiệt đới có khả năng trở thành nguồn phát thải ở thập kỉ tới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới