Bộ Công Thương được yêu cầu rà soát, đánh giá về sự phù hợp quy hoạch phát triển các nguồn điện, quy mô công suất nguồn điện quy hoạch so với định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Dự thảo Quy hoạch điện VIII đã được Hội đồng Thẩm định thông qua, chỉ còn một số chỉnh sửa là có thể được phê duyệt, kết thúc quá trình thẩm định kéo dài hơn một năm qua.
Trong thế giới năng lượng, hydro chiếm một vị trí quan trọng. Tuy nhiên hydro lại sở hữu những đặc tính đặc thù, trong đó có màu sắc. Các mã màu của hydrogen nói lên điều gì? Tại Việt Nam, cơ hội và chiến lược phát triển năng lượng hydro thế nào?
Để hướng tới đích đến “Net Zero” sau đây 3 thập kỷ, giới chuyên gia kỳ vọng một sự chuyển dịch mạnh mẽ hơn nữa từ năng lượng hoá thạch sang năng lượng tái tạo, mà quan trọng nhất, xu hướng đó phải được thể hiện rõ qua Quy hoạch điện VIII.
Quy hoạch điện VIII là quy hoạch ngành đặc biệt quan trọng trong hệ thống quy hoạch ngành quốc gia. Việc cập nhật cam kết của Thủ tướng tại COP26 trong dự thảo Quy hoạch Điện VIII đã mở cơ hội cho điện gió, đặc biệt là điện gió ngoài khơi phát triển.
Quá trình xây dựng và lựa chọn kịch bản điện là quá trình tương tác lồng ghép giữa Quy hoạch điện và mục tiêu bảo vệ môi trường. Do vậy, trong thời gian tới, cần phải đẩy mạnh nghiên cứu thử nghiệm thu gom xử lý chất thải của điện mặt trời và điện gió.
Hiện nay đã và đang có vài chục dự án điện gió trên các vùng biển gần bờ và xa bờ với công suất dự kiến lên tới hàng trăm GW là nguồn năng lượng xanh, giảm được phát thải khí nhà kính.
Thời gian qua, nhiều chính sách ưu đãi cho việc phát triển năng lượng tái tạo đã tạo nên một làn sóng đầu tư và phát triển năng lượng ở Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á về năng lượng sạch.
Việc các địa phương đồng loạt xin bổ sung vào quy hoạch lượng lớn năng lượng tái tạo, nhất là điện gió, diễn ra trong bối cảnh Bộ Công Thương đang phải hoàn thiện lại Quy hoạch điện VIII, cập nhật những cam kết về giảm phát thải ròng về 0 tại COP26.
Theo các chuyên gia, để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam cần sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng truyền tải và phân phối điện, kết hợp chính sách ưu đãi, hỗ trợ với cơ chế thị trường lâu dài ổn định.
Trước ngày 25/4, Hội đồng thẩm định sẽ tổ chức họp để hoàn thiện nội dung Quy hoạch điện VIII. Vì vậy, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, phát huy lợi thế của các địa phương nhưng phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia là quan điểm xuyên suốt trong chỉ đạo hoàn thiện Quy hoạch điện VIII.
Đây là đề nghị của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đối với cơ quan soạn thảo (Bộ Công thương) tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương về hoàn thiện Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn 2045, diễn ra sáng 15/4.
Mặc dù giá thành cao, nhưng LNG sẽ là lựa chọn khả thi để bổ sung cùng với phát triển năng lượng tái tạo thay dần cho nhiệt điện than nhằm bảo vệ môi trường.
Quy hoạch Điện VIII phải bám sát định hướng của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam tới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội và cam kết của Việt Nam tại COP26.
Theo kiến nghị của các doanh nghiệp, việc đưa các dự án đã có trong Quy hoạch điện hiện hành khỏi Quy hoạch điện VIII đang xây dựng nếu diễn ra sẽ gây hậu quả lớn về kinh tế và uy tín của môi trường đầu tư.
Trước thực trạng các vấn đề liên quan đến tác động môi trường của các nhà máy nhiệt điện, các nhà khoa học đang tìm kiếm một giải pháp sạch hơn, đó là sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
Theo Bộ Công Thương, việc dừng cấp chủ trương đầu tư với các dự án điện mặt trời, điện gió nhằm chờ kết quả rà soát trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Quy hoạch điện VIII theo chỉ đạo của Chính phủ.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tin tưởng Việt Nam sẽ có đủ hành lang pháp lý cần thiết để thực hiện tốt các cam kết đã đưa ra tại COP26, vấn đề còn lại là huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện với nhu cầu tài chính rất lớn.
Vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải carbon, phát triển bền vững là xu thế không thể đảo ngược với quyết tâm cao và mục tiêu lớn của cộng đồng quốc tế, và Việt Nam không phải là ngoại lệ.