Thứ sáu, 29/03/2024 00:53 (GMT+7)
Thứ năm, 17/02/2022 15:00 (GMT+7)

Quản lý tài nguyên nước vì mục tiêu phát triển bền vững

Theo dõi KTMT trên

An ninh nguồn nước là một trong những nội dung quan trọng, liên quan đến phát triển bền vững và ổn định chính trị, chủ quyền quốc gia. Quản lý tài nguyên nước sẽ góp phần khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn tài nguyên nước khá phong phú cả về lượng mưa, nguồn nước mặt trong các hệ thống sông, hồ và nguồn nước dưới đất. Hiện nay, Việt Nam có 3.450 sông, suối có chiều dài từ 10 km trở lên. Tổng tài nguyên dự báo nước dưới đất của cả nước khoảng 91 tỉ m3, trong đó nước nhạt khoảng 69 tỉ m3/năm (189,3 triệu m3/ngày).

An ninh nguồn nước là một trong những nội dung quan trọng, liên quan đến phát triển bền vững và ổn định chính trị, chủ quyền quốc gia. Ngay trong nội hàm mục tiêu chung của Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ là đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia, chủ động về nguồn nước cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong mọi tình huống, bảo đảm phân bổ, điều hòa tài nguyên nước một cách công bằng.

Quản lý tài nguyên nước vì mục tiêu phát triển bền vững - Ảnh 1
An ninh nguồn nước là một trong những nội dung quan trọng, liên quan đến phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Theo báo cáo của Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia Tống Ngọc Thanh cho biết, thực hiện Nghị quyết số 01 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022; Kế hoạch hành động của Chính phủ và Chương trình công tác năm 2022 của Bộ TN&MT, năm 2022, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia được Bộ giao triển khai lập Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng – Thái Bình và Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Để triển khai thực hiện các quy hoạch tổng hợp lưu vực sông, Trung tâm đã thành lập Ban Chỉ đạo, điều hành và và Ban cố vấn, Tổ chuyên gia cho từng quy hoạch; huy động tổng thể nguồn nhân lực của các đơn vị trong và ngoài Bộ để tập trung trí tuệ, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Đề xuất về các kế hoạch trọng tâm trong năm 2022, trong năm 2022, Trung tâm tiếp tục thu thập bổ sung các thông tin tài liệu, dữ liệu có liên quan; tổ chức hội thảo về định hướng quản lý, khai thác, sử dụng, phát triển bền vững tài nguyên nước Đồng bằng sông Cửu Long; tiếp tục hoàn thiện công tác mô hình để tính toán các kịch bản quy hoạch, nội dung đánh giá hiện trạng lưu vực sông gồm: tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước, bảo vệ tài nguyên nước, kinh tế - xã hội…

Bên cạnh đó, Trung tâm sẽ tiếp tục hoàn thiện nội dung dự báo xu thế diễn biến tài nguyên nước, dự báo nhu cầu nước, xây dựng nội dung phân vùng chức năng nguồn nước và xác định lượng nước có thế phân bổ; tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, địa phương và các chuyên gia; xây dựng các phương án quy hoạch, phối hợp với Tư vấn lập Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược; họp Hội đồng liên ngành thẩm định quy hoạch để lấy ý kiến góp ý trước khi trình lãnh đạo Bộ TN&MT trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt dự kiến vào tháng 10/2022 đối với lưu vực sông Hồng - Thái Bình và tháng 11/2022 đối với lưu vực sông Cửu Long.

Cũng trong năm 2022, Cục Quản lý tài nguyên nước sẽ tập trung tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước lĩnh vực tài nguyên nước, trọng tâm là tập trung rà soát, sửa đổi Luật Tài nguyên nước 2012 theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, đảm bảo đáp ứng và giải quyết được các bức xúc, yêu cầu từ thực tiễn.

Cùng với đó, tập trung thực hiện kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến năm 2025. Hoàn thành và vận hành hệ thống theo dõi, giám sát việc khai thác sử dụng và xả nước thải vào nguồn nước trên phạm vi toàn quốc.

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tổng thể về an ninh tài nguyên nước, đề xuất các giải pháp trữ nước thông qua các giải pháp phi công trình. Tổ chức triển khai có hiệu quả các cơ chế điều phối, giám sát liên ngành trong quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước lưu vực sông;...

Đề ra nhiệm vụ trọng tâm của ngành nước năm 2022

Trên cơ sở những kết quả đạt được, năm 2022, các đơn vị quản lý tài nguyên nước đặt ra 14 nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm.

Cụ thể là sửa đổi Luật Tài nguyên nước năm 2012; rà soát, sửa đổi Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; công bố và triển khai thực hiện 3 Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng; sông Sê San và sông SrePôk.

Đáng chú ý, các đơn vị tập trung hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và 2 Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng - Thái Bình và Đồng bằng sông Cửu Long; triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 24/3/2021; triển khai thực hiện Đề án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1383/QĐ-TTg ngày 8/4/2021.

Lan Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Quản lý tài nguyên nước vì mục tiêu phát triển bền vững. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Còn ai dám... ‘úp mặt’ vào sông quê!
Xin mượn lời bài hát “khúc hát sông quê” của nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo để mở đầu cho bài viết này: “Con cá dưới sông, cây trồng trên bãi… Bầy trẻ thơ tắm mát phía thượng nguồn, một dòng xanh trong chảy mãi tới vô cùng”…

Tin mới

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công
Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.