Thứ năm, 28/03/2024 20:42 (GMT+7)
Thứ hai, 31/01/2022 10:00 (GMT+7)

Thống nhất sửa đổi Luật tài nguyên nước, đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia

Theo dõi KTMT trên

Theo Nghị quyết mới ban hành, Chính phủ thống nhất về sự cần thiết và mục tiêu sửa đổi Luật Tài nguyên nước để giải quyết các vướng mắc do quy định hiện hành về tài nguyên nước.

Việc xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả việc khai thác, sử dụng bền vững, đảm bảo an ninh nguồn nước cho hiện tại và tương lai. Đặc biệt, việc sửa đổi Luật Tài nguyên nước trong bối cảnh hiện nay là quyết sách lớn để giữ “mạch nguồn” của sự sống.

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị quyết 13/NQ-CP về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2022, trong đó, thống nhất sửa đổi Luật Tài nguyên nước.

Theo Nghị quyết, Chính phủ thống nhất về sự cần thiết và mục tiêu sửa đổi Luật Tài nguyên nước để giải quyết các vướng mắc do quy định hiện hành về tài nguyên nước; cập nhật, thể chế hóa quan điểm, chủ trương mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước; nghiên cứu bố sung, hoàn thiện các chính sách quản lý, kiểm soát, điều tiết toàn diện, thống nhất quản lý Nhà nước về tài nguyên nước; có kế hoạch truyền thông tốt để tạo sự đồng thuận.

Thống nhất sửa đổi Luật tài nguyên nước, đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia - Ảnh 1
Chính phủ thống nhất về sự cần thiết và mục tiêu sửa đổi Luật Tài nguyên nước để giải quyết các vướng mắc do quy định hiện hành về tài nguyên nước. (Ảnh: TTXVN)

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu đầy đủ ý kiến của các Thành viên Chính phủ và hoàn thiện các chính sách cụ thể theo hướng làm rõ nội hàm khái niệm "an ninh nguồn nước" và "an ninh tài nguyên nước"; đánh giá kỹ tác động, hoàn thiện chính sách về an ninh tài nguyên nước; nghiên cứu, kế thừa nội dung của một số để án liên quan đến an ninh tài nguyên nước đang được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc đã được phê duyệt để bảo đảm tính thống nhất, khả thi.

Đồng thời, việc xã hội hóa một số lĩnh vực tài nguyên nước cần bảo đắm ổn định phúc lợi chung cho xã hội, nhất là hạ tầng cấp nước sinh hoạt, tránh lợi dụng cơ chế làm thất thoát tài sản Nhà nước. Đồng thời, phân cấp rõ ràng cho các địa phương, bảo đảm quản lý Nhà nước thống nhất, không chồng chéo giữa các Bộ, bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật; tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học trong quá trình soạn thảo luật, bảo đảm tính khả thi, làm tốt công tác truyền thông.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Đề cập đến vấn đề này, ông Châu Trần Vĩnh - Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước nhận định: "Trước nhu cầu lớn về khai thác, sử dụng nguồn nước hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi pháp luật về tài nguyên nước và một số Luật liên quan đến quản lý, bảo vệ tài nguyên nước cần phải sớm được cập nhật, sửa đổi, bổ sung như: quy định về vật thể chứa nước, quy hoạch tài nguyên nước, bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia…".

Thực tế hiện nay cho thấy vấn đề bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia chưa được quy định trong Luật, trong khi tài nguyên nước của nước ta đang phải chịu nhiều thách thức như phụ thuộc lớn vào nước ngoài; phân bố nước không đều theo không gian, thời gian; tác động của biến đổi khí hậu; suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước; mâu thuẫn sử dụng nước trên lưu vực sông; khả năng tiếp cận nước sạch an toàn chưa cao; hiệu quả sử dụng nước thấp.…

Do vậy, việc xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) là cần thiết để giải quyết những vướng mắc, bất cập nêu trên, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả việc khai thác, sử dụng bền vững, đảm bảo “an ninh nguồn nước” cho hiện tại và tương lai.

"Với sự thay đổi của các cơ chế chính sách về xã hội hóa, về tài chính, chúng tôi hy vọng sẽ huy động được các nguồn lực xã hội “chung tay” bảo vệ tài nguyên nước cả về số lượng và chất lượng, khôi phục được các dòng sông “chết,” bảo đảm công bằng trong khai thác, sử dụng nước của các ngành; nâng cao mức bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái các dòng sông và các giá trị văn hóa gắn liền với nước của nhân dân Việt Nam" - Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước chia sẻ.

Lan Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Thống nhất sửa đổi Luật tài nguyên nước, đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Còn ai dám... ‘úp mặt’ vào sông quê!
Xin mượn lời bài hát “khúc hát sông quê” của nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo để mở đầu cho bài viết này: “Con cá dưới sông, cây trồng trên bãi… Bầy trẻ thơ tắm mát phía thượng nguồn, một dòng xanh trong chảy mãi tới vô cùng”…

Tin mới

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công
Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.