Thứ sáu, 29/03/2024 06:14 (GMT+7)
Thứ hai, 14/02/2022 17:00 (GMT+7)

Pin mặt trời thuộc loại chất thải nguy hại nào sau khi hết hạn sử dụng?

Theo dõi KTMT trên

Năng lượng mặt trời đang nổi lên như một sự lựa chọn bổ sung lý tưởng cho các nguồn năng lượng truyền thống khác. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, pin mặt trời hết hạn sử dụng sẽ trở thành chất thải nguy hại cho môi trường và cần được xử lý.

Ngày nay, năng lượng tái tạo đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ sung và đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của con người. Theo đó, phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo thay thế tối đa cho năng lượng hoá thạch không chỉ góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia mà còn giảm phát thải khí nhà kính.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, pin năng lượng mặt trời hết hạn sử dụng sẽ trở thành chất thải nguy hại cho môi trường và cần được xử lý đúng cách. Về vấn đề này, Bộ TN&MT có ý kiến như sau:

Tấm pin năng lượng mặt trời là sản phẩm có chức năng hấp thu năng lượng từ ánh sáng mặt trời (quang năng) và chuyển hóa thành điện năng, khác về tính chất với các loại pin, ắc quy khác là có chức năng tích điện.

Pin mặt trời thuộc loại chất thải nguy hại nào sau khi hết hạn sử dụng? - Ảnh 1
Pin năng lượng mặt trời hết hạn sử dụng sẽ trở thành chất thải nguy hại cho môi trường và cần được xử lý đúng cách.

Do vậy, tấm pin năng lượng mặt trời thải không thuộc các loại pin, ắc quy thải được quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ TN&MT về quản lý chất thải nguy hại (mã số CTNH 19 06 01, 19 06 02, 19 06 04 và 19 06 05).

Mặt khác, tại khoản 19 Điều 3 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu quy định chủ nguồn thải là các tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở phát sinh chất thải. Theo đó, tại Điều 7, Điều 16 và Điều 30 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP có quy định rõ trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt và trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường. Riêng đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải tự chịu trách nhiệm về việc phân định, phân loại, xác định số lượng chất thải nguy hại phải báo cáo và quản lý theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

Do vậy, chủ nguồn thải thực hiện phân định và phân loại tấm pin năng lượng mặt trời quy định tại mục 3 của QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại để quản lý cho phù hợp như tái sử dụng, tái chế, xử lý hoặc chuyển giao cho cơ sở các chức năng phù hợp để tái chế, xử lý theo đúng quy định.

Ngoài ra, nguyên tắc lấy mẫu, phân tích, phân định và phân loại chất thải nguy hại được quy định tại mục 3.3 của QCVN 07:2009/BTNMT. Theo đó, đối với các chất thải đồng nhất ở thể rắn thuộc loại cần phải lấy ít nhất 3 mẫu đại diện ngẫu nhiên ở các vị trí khác nhau trong khối chất thải và sử dụng giá trị trung bình của kết quả phân tích để so sánh với ngưỡng chất thải nguy hại nhằm phân định có phải là chất thải hay không.

Đồng thời, việc lựa chọn các tính chất và thành phần nguy hại để phân tích đối với các thành phần nguy hại vô cơ cần căn cứ vào tính chất nguyên vật liệu, nhiên liệu, quy trình sản xuất, đặc điểm nguồn thải, quá trình phát thải hoặc hoạt động có phát sinh chất thải để xác định các thành phần nguy hại vô cơ có thể có trong chất thải để phân tích. Ngoài ra, việc lấy mẫu và phân định ngưỡng chất thải nguy hại phải được thực hiện bởi các đơn vị quan trắc môi trường có đủ năng lực.

Lan Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Pin mặt trời thuộc loại chất thải nguy hại nào sau khi hết hạn sử dụng?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công
Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.