Thứ ba, 10/12/2024 16:36 (GMT+7)
Thứ năm, 23/07/2020 06:00 (GMT+7)

Phát triển năng lượng tái tạo gắn liền với bảo vệ môi trường

Theo dõi KTMT trên

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về phát triển năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, chủ trương nhất quán của nhà nước ta trong thời gian qua cũng như trong tương lai là phát triển nhanh nhưng phải bền vững, hay nói một cách khác phát triển nhưng phải bảo vệ môi trường.

Hiện nay, nước ta chủ yếu sử dụng nguồn năng lượng truyền thống đó là thủy điện, nhiệt điện than. Nguồn năng lượng này khá dồi dào với giá thành rẻ, tuy nhiên đi kèm với nó là ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tính mạng của con người.

Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đường bờ biển dài hơn 3.000 km, gió biển quanh năm, số giờ nắng trong ngày lớn. Đây chính là điều kiện thuận lợi để nước ta có thể khai thác và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo trong cuộc sống.

Có thể nói, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về phát triển năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, việc sử dụng năng lượng tái tạo để phục vụ cho đời sống của nước ta còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có.

Những năm gần đây, cơn sốt năng lượng tái tạo đang lan rộng khắp Việt Nam, đặc biệt là những địa phương có thế mạnh về bức xạ mặt trời, điện gió. Các dự án năng lượng tái tạo được đầu tư ngày càng nhiều trong khi các nguồn cung năng lượng khác đang dần bị cạn kiệt.

Phát triển năng lượng tái tạo gắn liền với bảo vệ môi trường - Ảnh 1
Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh minh họa)

Nếu các nguồn năng lượng tái tạo được khai thác hợp lý thì có thể sử dụng lâu dài, bền vững và thân thiện vơi môi trường. Do đó, chi phí ngoại biên về ô nhiễm, thiên tai, bệnh tật,... cần được tính toán đầy đủ vào chi phí sản xuất điện để có đánh giá công bằng hơn trong việc lựa chọn loại hình năng lượng cho tương lai.

Mới đây, tại Diễn đàn cấp cao về năng lượng Việt Nam 2020, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình khẳng định rằng, chủ trương nhất quán của nhà nước ta trong thời gian qua cũng như trong thời gian tới là phát triển nhanh nhưng phải bền vững, hay nói một cách khác phát triển nhưng phải bảo vệ môi trường. Chúng ta cũng là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đã tham gia ký kết rất nhiều các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường và phải có trách nhiệm thực hiện.

Phát triển năng lượng tái tạo gắn liền với bảo vệ môi trường - Ảnh 2
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình phát biểu tại Diễn đàn cấp cao về năng lượng Việt Nam 2020. (Ảnh: Báo TN&MT)

“Do vậy phát triển năng lượng phải gắn chặt với bảo vệ môi trường. Lần này Đảng ta đã xác định trong phát triển năng lượng phải ưu tiên khai thác và sử dụng triệt để các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch. Đấy là điểm rất mới” - Trưởng ban Kinh tế Trung ương nói.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của năng lượng tái tạo đối với nền kinh tế, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách chú trọng phát triển năng lượng năng lượng tái tạo. Đặc biệt, gần đây nhất, Nghị quyết số 55 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Bộ Chính trị ban hành đầu năm 2020 đã có nhiều đột phá trong phát triển năng lượng quốc gia. Trong đó, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng.

Việc phát triển thêm các nguôn năng lượng sạch bên cạnh nguồn điện hiện có được Bộ Công thương ước tính sẽ đáp ứng nhu cầu điện cho kinh tế tăng trưởng từ 6,5-7,5% mỗi năm. Do đó, năng lượng tái tạo tại Việt Nam đã trở thành “miếng bánh” hấp dẫn dòng vốn ngoại, thu hút hàng trăm dự án điện mặt trời có vốn đầu tư nước ngoài, tổng công suất lên tới 17.000 MW.

Để năng lượng tái tạo được đẩy mạnh phát triển tại Việt Nam không phải điều dễ dàng, do nó đòi hỏi phải áp dụng công nghệ cao, giá thành đắt hơn, tuy nhiên, sẽ hạn chế tối đa những hệ lụy về môi trường, bệnh tật,... Do đó, các quyết định đối với việc phát triển hệ thống năng lượng của Việt Nam hiện tại sẽ có tác động mạnh mẽ đến cuộc sống con người và các vấn đề môi trường trong tương lai.

Theo quy hoạch phát triển năng lượng Việt Nam đến năm 2030, cơ cấu nguồn năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, điện gió, điện sinh khối sẽ tăng dần tỉ trọng lên tới 30%.Tính đến cuối năm 2019, cả nước có 89 dự án điện mặt trời với tổng công suất 4.460 MW đã hòa vào lưới điện quốc gia, đóng góp khoảng 8,28% tổng sản lượng điện cả nước.

Nguyễn Luận

Bạn đang đọc bài viết Phát triển năng lượng tái tạo gắn liền với bảo vệ môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Năm 2024 ghi nhận 463 trận động đất
Theo Viện Vật lý địa cầu, từ ngày 01/01/2024 đến ngày 5/12/2024, Việt Nam đã ghi nhận 463 trận động đất có độ lớn dao động trong khoảng từ 2,4 - 5,0.

Tin mới