Nước mưa có sạch như bạn nghĩ? Nước uống thế nào mới là sạch?
Từ trước đến nay nhiều người vẫn nghĩ nước mưa là loại nước sạch nhất, thậm chí không còn đun mà uống luôn. Sự thật không phải vậy, nước mưa hay nước giải khát không hề sạch như ta vẫn lầm tưởng.
Nước mưa có sạch không?
Nước mưa, trong dân gian còn gọi là nước không rễ, được nhiều người coi là nước sạch. Một số người dân thích uống nước mưa không đun sôi vì nhiều lẽ: nó chưa ít các loại muối khoáng hòa tan, chứa ít sắt làm cho nước không tanh… Người ta còn cho rằng nước mưa, nước tuyết tan không có thành phần nước nặng, nên rất có lợi cho sức khỏe con người.
Tuy nhiên nước mưa hoàn toàn không sạch như người ta tưởng, nhất là trong thời đại ngày nay. Bởi vì không khí nhiều vùng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, mỗi hạt mưa khi rơi từ trên cao xuống đã rửa sạch một vài kilomet không khí. Do đó trong nước mưa cũng có thể có rất nhiều vi trùng gây bệnh, nhiều chất hòa tan độc hại, ví dụ như axit nitơric, axit sunfuaric… Hơn nữa nước mưa thường được hứng từ mái nhà, nơi tích lũy rất nhiều chất bẩn. Vì thế không nên uống nước mưa chưa đun sôi.
Nước đá và các loại nước giải khát có đảm bảo vệ sinh không?
Đông lạnh không có tác dụng sát trùng. Bình thường các nhà máy làm nước đá đều có biện pháp khử trùng, tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong nước trước khi đưa nước vào máy làm đông lạnh. Trong khi đó, nhiều cơ sở sản xuấ nước đá tư nhân thường chỉ lấy nước máy, nước giếng thông thường để làm đá, do đó đá của họ chứa rất nhiều vi trùng, dễ gây các bệnh đường ruột, không nên uống.
Các loại nước đóng chai, nước giải khát cũng không hoàn toàn đáng tin tưởng, bởi không phải tất cả các cơ sở sản xuất và bán các loại nước đều dùng nước đun sôi, nước đã tiệt trùng, nhất là các hộ sản xuất cá thể. Các hàng bán nước giải khát ngoài vỉa hè thường không tuân thủ đầy đủ các quy trình về vệ sinh thực phẩm, hay dùng các loại nước đóng chai không đảm bảo chất lượng, chỗ bán hàng nhiều khi rất bẩn, ngay cạnh cống rãnh, đống rác,... hôi thối và nhiều ruồi, muỗi, cốc chén không sạch, dễ gây bệnh đường ruột cho người uống.
Đặc biệt nguy hiểm là các loại nước giải khát chế biến tại chỗ, như nước mía ép, do máy móc và môi trường sản xuất không đảm bảo vệ sinh. Một số loại nước khoáng có đặc tính chữa bệnh và chỉ được dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Nước uống thế nào là sạch?
Quan niệm về mức độ sạch của nước uống thay đổi theo từng thời kỳ, tùy thuộc vào nhận thức, phong tục, tập quán và mức độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật của các cộng đồng,
Tuy vậy, có thể nói “Nước uống sạch là nước không có mùi vị khách thường gây khó chịu cho người uống, không có các vi khuẩn gây bệnh và không gây tác động xấu cho sức khỏe người sử dụng trước mắt cũng như lâu dài:.
Trong nước sông hồ thường có nhiều chất lơ lửng, một số chất khoáng hòa toàn và các vi sinh vật gây bệnh cho con người. Nước lấy từ các giếng khơi và giếng khoan thường trong và ít vi khuẩn gây bệnh hơn, nhưng lại nhiều muối khoáng hòa tan hơn, đặc biệt là sắt. Do vậy, trước khi sử dụng cho sinh hoạt, các loại nước này cần được xử lý để loại bỏ nhiều muối khoáng hòa tan hơn, đặc biệt là sắt. Do vậy, trước khi sử dụng cho sinh hoạt, các loại nước này cần được xử lý để loại bỏ chất lơ lửng và sắt.
Thông thường ở các làng quê, nước lấy từ sông hồ về phải đánh phèn, để lắng hoặc lọc qua một lớp sỏi, cát dày trước khi dùng. Ở các đô thị, khi có điều kiện, người ta khử trùng để tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong nước và cung cấp nước đó tới người dùng qua hệ thống ống dẫn kín. Tùy thuộc vào phương pháp xử lý và khử trùng, nước có thể đạt độ trong sạch tới mức uống được. Tuy nhiên mức độ khử trùng càng cao thì chi phí sản xuất càng lớn, làm giá thành nước tăng lên. Do đó, không phải ở đâu người ta cũng khử trùng nước máy tới mức có thể uống ngay được,
Người ta đã chế tạo được những màng lọc đặc biệt, có tác dụng chỏ cho nước đi qua và giữ lại toàn bộ các vi sinh vật gây bệnh cũng như các chất hòa tan trong nước. Nước sau khi lọc tinh khiết, trong sạch như nước cất. Tuy nhiên, nước này cũng như nước cất, không hoàn toàn có lợi cho sức khỏe con người, mặc dù chúng không chứa các vi trùng gây bệnh, nhưng chúng có thể không có đủ các loại muối khoáng hòa tan cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài ra máy lọc lại đắt tiền, rõ ràng là dùng máy lọc nước để uống vừa tốn kém, vừa không có lợi.
Đun sôi là biện pháp tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trong khi đun cần phải để cho nước sôi một lúc, nhất là khi đun nước trên các vùng núi cao. Bình thường nước đun sôi để nguội, chai hộp nước ngọt uống dở phải đậy kín để tránh côn trùng.
Phạm Thu